Vì sao không khởi tố vụ án?
Liên quan tới vụ việc bà Đặng Thị Nhung (cán bộ Chi cục Thuế huyện Đông Sơn), nhận 300 triệu đồng từ chị Lê Thị Tuyết (sinh năm 1991, trú tại 47 Tống Duy Tân, Lam Sơn, Thanh Hóa, cựu sinh viên trường Đại học Sân khấu điện ảnh), để xin việc, ngày 11/6/2016, Công an TP. Thanh Hóa đã ra quyết định số 115/CSĐT về không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quyết định do Trung tá Lê Ngọc Anh - Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra ký.
Trụ sở Công an TP. Thanh Hóa, nơi ông Vĩnh làm việc (ảnh: QUỐC TOẢN). |
Lý giải về việc không khởi tố vụ án hình sự, sáng 8/11 trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP. Thanh Hóa cho biết, không đủ căn cứ khởi tố vụ án.
"Vấn đề này phức tạp lắm! không chỉ đơn giản chỉ có giấy tờ (giấy nhận tiền 300 triệu đồng để xin việc cho chị Tuyết) ghi như vậy là phạm tội đâu.
Tôi lấy ví dụ, tự nhiên có một người bảo với tôi là họ vừa mới giết người xong, thế thì anh có bắt họ không?
Do đó, trong trường hợp này, giấy tờ (giấy nhận tiền xin việc cho chị Tuyết) chỉ là chứng cứ để tham khảo. Bên cạnh cái giấy đó là cái gì? Nói thế để anh hiểu.
Nếu chỉ mình cái giấy nhận tiền để xin việc mà bắt người ta ngay thì rất dễ xảy ra oan, sai.
Mình làm việc phải thấu đáo mọi thứ. Việc chúng tôi làm phải có nhiều cơ quan kiểm tra, giám sát chứ không phải tự làm tự quyết được", ông Nguyễn Thành Vĩnh - Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, Công an TP. Thanh Hóa trao đổi với phóng viên.
Không đồng tình với cách giải quyết vụ việc của Công an TP. Thanh Hóa, hiện tại chị Lê Thị Tuyết đã có đơn tố cáo, gửi cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa, đề nghị làm rõ hành vi gian dối của bà Đặng Thị Nhung.
Dấu hiệu lừa đảo rõ nét
Một điều tra viên cao cấp thuộc Cục điều tra hình sự,
Cựu sinh viên bị cán bộ thuế lừa phỉnh, nguy cơ mất 300 triệu đồng để chạy việc |
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhận định, căn cứ vào hồ sơ có được có thể thấy, cán bộ Chi cục Thuế Thanh Hóa có dấu hiệu phạm tội lừa đảo.
"Trong trường hợp này, cán bộ thuộc Chi cục Thuế Đông Sơn, Thanh Hóa đã làm cho người bị hại tin tưởng và giao tài sản số tiền 300 triệu đồng để xin việc.
Nếu bản chất sự việc như trong giấy biên nhận thì chỉ cần ghi lời khai của 2 bên, thừa nhận sự việc như vậy là có căn cứ để khởi tố vụ án", điều tra viên cao cấp này cho biết.
Giấy nhận tiền của bà Đặng Thị Nhung ghi rõ, nhận từ chị Tuyết 300 triệu đồng để xin vào làm cán bộ tại UBND thành phố Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản. |
Giải đáp băn khoăn, trường hợp tại cơ quan điều tra người nhận tiền khai lệch so với giấy nhận tiền (nhận tiền để xin việc) thì xử lý thế nào? điều tra viên này cho biết: " Chuyện này không thể làm sai được vì giấy biên nhận tiền đã rõ mục đích cả rồi.
Những vụ việc tương tự như trên, ở các tỉnh khác đều xử lý đến nơi đến trốn, không hiểu tại sao Thanh Hóa lại làm như vậy?", điều tra viên này băn khoăn.
Đồng quan điểm trên, Luật sư Nguyễn Văn Kiệm (đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích thêm, hành vi, diễn biến của toàn bộ sự việc mà bà Nhung đã thực hiện có đầy đủ dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật.
Luật sư Kiệm phân tích: Bộ luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
..."Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản
Thượng tá công an bị dọa giết: Xin giảm án cho người có 5 tiền án |
của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.
Về khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối
Vụ Thượng tá bị dọa giết: Phong hàm, bổ nhiệm...cán bộ đang bị tố cáo |
nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.
Trường hợp bà Đặng Thị Nhung, cán bộ Chi cục Thuế TP. Thanh Hóa có hành vi nhận tiền 300 triệu rồi hứa hẹn, cam kết xin cho chị Tuyết vào làm cán bộ tại UBND TP. Thanh Hóa là vi phạm các quy định liên quan tới tuyển dụng...
Theo quy định của pháp luật, việc được tiếp nhận một người vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước trong đó có cơ quan UBND các cấp phải thông qua thi tuyển cán bộ công chức, hoặc tuyển dụng viên chức.
Việc tuyển dụng thì người được tuyển dụng phải đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn về bằng cấp, chứng chỉ; tiêu chuẩn về sức khỏe…
Việc thi tuyển được tổ chức rất chặt chẽ, căn cứ vào số điểm đạt được, Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển sẽ ra quyết định tuyển dụng mà không căn cứ vào sự quen biết hay quan hệ như bà Nhung hứa hẹn hoặc cam kết.
Bản thân bà Nhung là cán bộ phải hiểu rõ hành vi nhận tiền, hứa hẹn, cam kết để “chạy” hay “xin” việc là một hành vi trái pháp luật và không thể thực hiện được nhưng vẫn cố tình tạo niềm tin, cam kết, hứa hẹn và nhận tiền rõ ràng là đã sử dụng những hành vi, thủ đoạn không có thật, gian dối để chị Tuyết và gia đình tin tưởng giao 300 triệu đồng cho bà Nhung.
Khi phát hiện việc bà Nhung có dấu hiệu, hành vi gian dối, chị Tuyết và gia đình đã yêu cầu bà Nhung hoàn trả lại số tiền đã nhận, một lần nữa bà Nhung lại gian dối bằng cách chuyển cho gia đình chị Tuyết một thẻ ATM trả lương của mình và nói rằng hàng tháng sẽ dùng lương của mình để trả dần cho gia đình chị Tuyết. Tuy nhiên, bà Nhung không thực hiện đúng cam kết và tiếp tục hành vi gian dối của mình.
Hành vi, diễn biến toàn bộ quá trình sự việc mà bà Nhung đã thực hiện có đầy đủ dấu hiệu vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù", Luật sư Kiệm phân tích.
Luật sư Kiệm nêu quan điểm, vụ việc cần phải được cơ quan điều tra Công an TP. Thanh Hóa khởi tố vụ án để điều tra làm rõ và xử lý đúng theo quy định của pháp luật, quan đó có biện pháp răn đe những kẻ vi phạm pháp luật.
Đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân được biết để cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo xin việc tránh việc bị mất tiền một cách vô ích trong bối cảnh xã hội hàng năm có rất nhiều học viên, sinh viên ra trường không có việc làm, bị vướng vào các hành vi lừa đảo của kẻ xấu.
Trước đó, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh vụ việc bà Đặng Thị Nhung, cán bộ Chi cục Thuế huyện Đông Sơn (thuộc Cục Thuế Thanh Hóa) nhận số tiền 300 triệu đồng từ chị Tuyết và hứa xin việc cho người này.
Tuy nhiên, sau thời gian 06 tháng, bà Nhưng không xin được việc cũng chưa trả lại số tiền nói trên.