"Malaysia có thể một mình đàm phán tay đôi với Trung Quốc ở Biển Đông"

21/07/2014 06:15
Hồng Thủy
(GDVN) - Malaysia nhẹ nhàng tiếp cận với việc phát triển các giếng dầu ở bãi cạn Jame Shoal trong khi vẫn "sống khép kín" với ASEAN.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak.

Bưu điện Phnom Penh ngày 19/7 đăng bài phân tích của Luke Hunt, một nhà báo sống tại Phnom Penh, Campuchia bình luận, kể từ năm 2009 Trung Quốc công khai nộp bản đồ đường 9 đoạn lên Liên Hợp Quốc các quốc gia quanh Biển Đông đã phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

Tuyên bố về cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông không có chỗ đứng trong luật pháp quốc tế, do đó Bắc Kinh phải dựa vào sức mạnh quân sự của mình để cố gắng ép buộc các bên khác, bao gồm Indonesia, Malaysia và Brunei ngồi vào bàn đàm phán song phương.

"Malaysia có thể một mình đàm phán tay đôi với Trung Quốc ở Biển Đông" ảnh 2

"Malaysia hy sinh yêu sách ở Biển Đông để làm thân với Trung Quốc"

(GDVN) - Kuala Lumpur đã hy sinh yêu sách của họ ở Biển Đông - Trường Sa để thúc đẩy lợi ích trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Đàm phán tay đôi là một lời nguyền rủa đối với Việt Nam và Philippines, 2 nước muốn đàm phán và ký kết một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC). 

Campuchia không phải bên tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông, nhưng 2 đảng chính trị nước này đã công khai tuyên bố ủng hộ quan điểm (sai trái) của Trung Quốc. Thự tế phức tạp hơn cho mối quan hệ của Thủ tướng Hun Sen với Việt Nam. Sự phụ thuộc của Campuchia vào viện trợ và đầu tư của Trung Quốc trị giá hơn 11 tỉ USD trong hơn 2 thập kỷ qua đã buộc Phnom Penh ủng hộ Bắc Kinh.

Điều này đã gây ra một sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN khi Campuchia đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên năm 2012 và đã gây ra một sự xấu hổ lớn. Tương tự, lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy cũng tuyên bố rằng đảng ông ủng hộ yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng không giải thích lý do.

Các nhà phân tích cũng đã ghi nhận, đảng Cứu quốc Campuchia của Sam Rainsy không tổ chức các cuộc họp đảng thường xuyên trong đó các chính sách được đưa ra bàn thảo. Thay vào đó nó có xu hướng đưa ra những chính sách ăn xổi và thúc đẩy một chương trình chống đối, bài xích Việt Nam.

Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu quốc Campuchia công khai ủng hộ quan điểm sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông và theo đuổi đường lối chính trị cực đoan bài Việt.
Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu quốc Campuchia công khai ủng hộ quan điểm sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông và theo đuổi đường lối chính trị cực đoan bài Việt.

"Đó là một cách tồi tàn trong hoạt động chính trị, tìm kiếm phiếu bầu nhưng lại là thực tế của nền chính trị Campuchia", một nhà bình luận giấu tên cho biết.

Thái độ xoa dịu tương tự của Trung Quốc với Malaysia không có gì mới. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh liên tục tỏ ra khó chịu với các quy định pháp luật có lợi cho người Mã Lai ở quốc gia có đông người Hoa sinh sống, Malaysia.

"Malaysia có thể một mình đàm phán tay đôi với Trung Quốc ở Biển Đông" ảnh 4

"Trung Quốc quẫn bách trong nước sẽ kích động xung đột ở Biển Đông"

(GDVN) - Trung Quốc bây giờ đang đòi hỏi địa vị bá chủ mà nếu bị từ chối, Bắc Kinh có thể phản ứng bằng các mối đe dọa, thậm chí là sử dụng vũ lực.

Carl Thayer, giáo sư từ học viện Quốc phòng Úc bình luận, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã "tổ chức 1 hệ thống chặt chẽ về các vấn đề Biển Đông, đàn áp bất kỳ nỗ lực nào công bố công khai các sự cố hàng hải ở Biển Đông (với Trung Quốc)". Malaysia chỉ đưa ra phản ứng của mình thông qua các kênh ngoại giao.

Điều đó trái ngược hẳn với phản ứng của Việt Nam và Philippines trước những thủ đoạn hỗn xược của Trung Quốc. Malaysia nhẹ nhàng tiếp cận với việc phát triển các giếng dầu ở bãi cạn Jame Shoal trong khi vẫn "sống khép kín" với ASEAN.

"Malaysia giữ thái độ im lặng trong 2 lần tàu chiến Trung Quốc kéo ra bãi cạn Jame Shoal tuyên bố chủ quyền. Malaysia quan tâm đến các chuyến viếng thăm (xâm nhập bất hợp pháp) này cũng như các loại áp lực Trung Quốc đã tạo ra với Việt Nam và Philippines", ông Carl Thayer nói.

James Shoal nằm cách bờ biển Malaysia chỉ 80 km và cách cực Nam của Trung Quốc (đảo Hải Nam) 1800 km. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn tuyên bố bãi cạn này thuộc "chủ quyền" của họ với tên gọi là bãi Tăng Mẫu.

Nếu Kuala Lumpur cảm thấy mối quan hệ thương mại có kim ngạch hàng năm trị giá 62 tỉ USD với Trung Quốc "có thể bị đe dọa vì những hành động của Việt Nam và Philippines (?!) ở Biển Đông, Malaysia có thể một mình thương lượng song phương với Trung Quốc.

Campuchia cũng có thể sẽ tiếp tục làm suy yếu sự thống nhất của ASEAN và cung cấp cho Bắc Kinh những gì họ muốn nhất, một quan hệ thương mại bất thường không có khả năng đàm phán cho chính mình.

Hồng Thủy