Tôn Triết, giáo sư chuyên nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ thuộc đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc. |
Reuters ngày 27/11 đưa tin, việc 2 chiếc B-52 của quân đội Mỹ tiến vào cái gọi là khu nhận diện phòng không Trung Quốc áp đặt ở Hoa Đông mà không báo trước nhưng chẳng vấp phải một phản ứng nào từ Bắc Kinh như đã tuyên bố trước đó đang làm tăng căng thẳng trong khu vực. Hôm thứ Bảy khi tuyên bố áp đặt khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông, Bắc Kinh đã hùng hồn cảnh báo rằng các máy bay nước ngoài đi vào khu vực này không tuân thủ các quy định báo cáo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các biện pháp phòng thủ khẩn cấp. Washington đã lập tức làm phép thử và không có điều gì xảy ra. Trả lời phỏng vấn Reuters từ Trung tâm quan hệ Mỹ - Trung Quốc thuộc đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, giáo sư Tôn Triết nói: "Nếu Mỹ thực hiện hai hoặc 3 chuyến bay như vậy (B-52) Trung Quốc sẽ buộc phải phản ứng. Nếu Trung Quốc chỉ có thể phản ứng bằng lời nói thì đó là một sự nhục nhã". "Khái niệm về con hổ giấy rất quan trọng mà tất cả các bên phải đối mặt với nó. Nhật Bản và Mỹ không muốn bị xem như hổ giấy và thậm chí Trung Quốc càng không mong muốn điều đó", ông Triết nói thêm. Vài tiếng sau khi báo chí loan tin B-52 Mỹ lọt vào cái gọi là "khu nhận diện phòng không" Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lên tiếng cho biết họ đã theo dõi toàn bộ hành trình của máy bay ném bom Mỹ ở Hoa Đông và Bắc Kinh vẫn đang kiểm soát tốt tình hình.
Máy bay ném bom B-52 Mỹ đã thực hiện một phép thử cái gọi là khu nhận diện phòng không của Trung Quốc ở Hoa Đông và các "biện pháp phòng thủ khẩn cấp" của Bắc Kinh đã dường như vô hiệu. |
Theo yêu cầu từ chính phủ Nhật Bản, 2 hãng hàng không lớn nhất nước này là Japan Airlines và ANA Holdings cho biết họ đã ngừng "xin phép, báo cáo" Bắc Kinh bằng cách nộp kế hoạch bay qua Hoa Đông kể từ hôm thứ Tư 27/11 và 2 hãng hàng không này không gặp phải vấn đề nào khi máy bay bay qua Hoa Đông. Hiệp hội công nghiệp hàng không Nhật Bản kết luận không có mối đe dọa nào đối với an toàn cho các hành khách khi các hãng hàng không Nhật Bản bỏ qua yêu cầu "báo cáo, xin phép" của Bắc Kinh. "Thực tế là Washington đã phản ứng và phản ứng mạnh mẽ như vậy sẽ gửi một thách thức rất rõ ràng đối với Bắc Kinh", Dean Cheng, một nhà phân tích thuộc quỹ Heritage có trụ sở tại Washington nhận xét. Một số chuyên gia cho rằng động thái của Trung Quốc là nhằm phá hoại tuyên bố của Tokyo kiểm soát hành chính trong khu vực Senkaku, nhưng các hành động của Bắc Kinh có thể phản tác dụng, ông Brad Glosserman, Giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu CSIS cho biết. Điều này xác nhận một tầm nhìn mờ mịt của Trung Quốc tại châu Á, người Trung Quốc một lần nữa đang tự chứng minh họ là kẻ thù tồi tệ nhất của khu vực và đẩy Mỹ xích lại gần hơn với Nhật Bản, Hàn Quốc, Glosserman nhận xét. Các hành động của Trung Quốc cũng có khả năng nhằm vào mục đích phản ứng với các nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm tăng cường sức mạnh quân sự Nhật Bản.
- Myanmar: Nếu TQ gây áp lực về Biển Đông, sẽ bắt chước Brunei
- Toàn văn phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ về tuyên bố của Trung Quốc
- "Trung Quốc không phải trọng tài trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ"
- "Máy bay QS nước ngoài xâm phạm không phận, Trung Quốc cứ bắn"
- Tàu sân bay Liêu Ninh TQ dẫn theo 4 chiến hạm kéo xuống Biển Đông
- Hoàn Cầu: Muốn đấu với Trung Quốc, Shinzo Abe cứ dẫn Nhật Bản tới!?
- Seoul phản ứng về khu nhận diện phòng không TQ "đè" lãnh thổ Hàn Quốc
- Úc triệu kiến Đại sứ Trung Quốc, Bắc Kinh không thể ngờ tới
- Khu nhận diện phòng không Trung Quốc ở Hoa Đông "đè" lãnh thổ Hàn Quốc
- Hoàn Cầu: Nhật Bản tập kết tàu đón lõng TSB Liêu Ninh ở Hoa Đông
Hồng Thủy (Nguồn: Reuters)