Trao đổi với nhóm PV, bà Trần Thị Mạp (84 tuổi) cho biết: “Sự việc xẩy ra với con trai bà vào ngày 05/1 thực sự là một điều đáng tiếc. Nó dẫn đến việc cả 5 người con gồm: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn vệ, Đoàn Văn Quý và 2 người con dâu bà là Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) cùng Phạm Thị Báu (Hiền) phải dính vào vòng lao lý.
Tuy nhiên, Đảng - Nhà nước và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã rất sao sát để ý, quan tâm chỉ đạo làm rõ để xử lý sự việc có lý có tình, phù hợp đạo lý người Việt Nam”.
Tuy nhiên, Đảng - Nhà nước và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã rất sao sát để ý, quan tâm chỉ đạo làm rõ để xử lý sự việc có lý có tình, phù hợp đạo lý người Việt Nam”.
Bà Trần Thị Mạp - mẹ ông Đoàn Văn Vươn |
Khi nói về vụ cưỡng chế, bà Mạp cũng bày tỏ mong muốn ánh sáng công lý sẽ soi sáng trong vụ việc này cũng như sẽ được thực thi theo đúng quy định pháp luật: “Tôi đề nghị các cơ quan chức năng của Đảng - Nhà nước sớm có hình thức xử lý giải quyết thấu đáo và cụ thể đối với từng cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo cùng những người có sai phạm liên quan trong vụ việc xẩy ra trước và sau cưỡng chế ngày 05/1 vừa qua”.
Nói về ông Vươn, bà Mạp đề nghị các cơ quan chức năng liên quan soi xét lại hành vi phạm tội của con bà để trong thời gian sớm nhất có thể, ông Vươn sẽ về đoàn tụ với gia đình để gây dựng lại và làm ăn kinh tế kiếm thu nhập để duy trì cuộc sống gia đình.
Nói về gia đình, bà Mạp cho biết, năm hơn 20 tuổi bà đã kết hôn cùng ông Đoàn Văn Thiểu (nay đã mất), ông bà sinh được 7 người con (5 trai, 2 gái), ông Vươn là con trai thứ 4. Trong số đó có 1 người con có bệnh lý tâm thần, nhiều năm nay không làm chủ được bản thân, phải sống dựa dẫm vào gia đình.
Bà Trần Thị Mạp gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Đảng và nhà nước |
Theo lời bà Mạp, ông Vươn là người hiền lành và thuần tính, khi trưởng thành lấy vợ rồi sinh được 3 đứa con nhưng một cháu gái đã bị tai nạn mất tại đầm nơi vợ chồng ông Vươn ở vào năm 2001.
“Là người chăm học chăm làm, ăn ở không mất lòng ai trong họ hàng anh em, sau khi đi bộ đội trở về địa phương đã chịu khó mở mang làm ăn kinh tế đủ các nghề từ chăn nuôi vịt, đi thuyền, nuôi lợn và làm ruộng cho đến khi được huyện Tiên Lãng giao đất nuôi trồng thủy sản vào năm 1993”. Bà Mạp nói về con.
Bà Mạp cũng chia sẻ thêm với chúng tôi về hoàn cảnh hiện tại: vợ chồng nhà Vươn không có nhà ở đâu khác, ngôi nhà hiện bà đang ở là nhà của bà và người chồng đã quá cố, từ khi lấy vợ, cả gia đình theo ông Vươn ra đầm ở xóm Chùa trũng ở xã Vinh Quang cho đến nay. Hiện mấy mẹ con vợ ông Vươn và mẹ con vợ ông Quý đang dựng tạm nhà để sinh sống trên khu đầm cũ và đang gặp khó khăn trong cuộc sống vì sự việc vừa xẩy ra với gia đình ông Vươn.
Bà Mạp nói: “Tôi biết Thủ tướng Chính phủ đã nêu trong kết luận và có kiến nghị các cơ quan liên quan xem xét các tình tiết để giảm nhẹ hình phạt cho con tôi. Thằng Vươn là đứa con hiền lành, chịu khó bươn trải lao động và học tập đã tốt nghiệp bằng kỹ sư nông nghiệp. Tôi xin cảm ơn Thủ tướng vì đã thấu hiểu những người nông dân nuôi trồng thủy sản vùng ven biển như con trai tôi”…
Tuệ Minh