Song bên cạnh năng lực vốn hay bạn hàng, nhiều doanh nghiệp cũng nhận ra đã đến lúc cần có một mô hình quản trị tài chính chuyên nghiệp, bởi điều đó vừa giúp họ tăng cơ hội tiếp cận vốn, kết nối được với đối tác lớn, còn có điều kiện phát triển và “nở” quy mô doanh nghiệp, giá trị doanh thu, lợi nhuận... với tốc độ tối ưu.
Càng nhỏ, càng cần chuyên nghiệp hóa quản trị tài chính
Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong số hơn 500.000 doanh nghiệp hiện nay, 96% là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Trong số này lại có đến 85-90% là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Cũng theo thống kê thì với một phần tư doanh nghiệp SME có tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng, số doanh nghiệp siêu nhỏ lọt vào nhóm này gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp siêu nhỏ thường vận hành theo kiểu quản trị tự phát gia đình, không có các chuẩn mực về quản lý chuyên nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cũng vướng đặc thù kinh doanh thiếu ổn định, thiếu tài sản đảm bảo, hạn chế về đáp ứng các quy định giấy tờ thủ tục... Những hạn chế này cũng “dắt dây” trực tiếp khiến doanh nghiệp đã nhỏ, lại càng khó trong việc thực thi kế hoạch phát triển và mở rộng quy mô, làm ăn.
Tại hội thảo nhóm về tài chính doanh nghiệp tư nhân, thuộc khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Tư nhân Việt Nam 2016, ông Johan Nyvene - Chủ tịch Chứng khoán HSC đánh giá: Với các doanh nghiệp có quy mô doanh thu dưới 500 tỷ đồng/năm, cơ hội tiếp cận vốn đầu tư tư nhân, phát hành cổ phiếu, trái phiếu đều khó.
Huyết mạch vững, doanh nghiệp khá thì tất nhiên người tiêu dùng và nền kinh tế đều được hưởng lợi. |
Những doanh nghiệp dưới 50 tỷ đồng/doanh thu tất nhiên không thể “nhìn ngó” những kênh huy động vốn dài hạn này,việc tiếp cận ngân hàng theo đso cũng chẳng dễ. “Tình trạng doanh nghiệp quản trị tài chính 2 sổ hay không có kế hoạch tài chính cụ thể trong với các kế hoạch đầu tư kinh doanh khiến bên cạnh thiếu tài sản đảm bảo, phần lớn ngân hàng, các nhà đầu tư đều khá e ngại trước hồ sơ huy động, vay vốn của những doanh nghiệp này”.
Một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản quy mô nhỏ cho biết thực tế chứng minh khi họ thay đổi tư duy về quản trị tài chính, thực thi kiểm toán báo cáo tài chính hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án, mặc dù họ không phải doanh nghiệp đại chúng, thì cơ hội tiếp cận vốn nhanh đến bất ngờ.
Mô hình tài chính toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ(GDVN) - Nắm bắt nhu cầu về vốn và giải pháp tài chính của doanh nghiệp vi mô, Maritime Bank đưa ra giải pháp tài chính toàn diện với những giải pháp phù hợp và ưu đãi. Maritime Bank cung cấp giải pháp tài chính cho PVI(GDVN) - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Maritime Bank và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI) đã tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác song phương toàn diện. |
Các ngân hàng tin tưởng và không còn đòi hỏi mọi giấy tờ, “kéo dây thun” thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn của họ nữa. “Có thể thấy quản trị tài chính theo một mô hình chuyên nghiệp, tưởng sẽ làm phát sinh chi phí nhưng ngược lại, chính xác là giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí và tận dụng cơ hội kinh doanh tốt hơn nhiều”, ông này nói.
Tìm “bạn” đồng hành
Tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng hoặc cần mô hình quản trị tài chính chuyên nghiệp tới mức phải sử dụng dịch vụ kiểm toán hoặc tương tự.
Đặc biệt là những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh thu trên dưới 20 tỷ đồng, việc tìm kiếm những đối tác đồng hành tài chính toàn diện từ phía ngân hàng – kiêm hỗ trợ tư vấn tài chính, giúp họ dễ dàng có mối quan hệ gắn bó cả việc tiếp vốn lẫn ở có thêm “điểm” tín nhiệm để kết nối vào các mạng lưới kinh doanh như một mắt xích của chuỗi giá trị dịch vụ, sản xuất, thì sẽ hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc Đại lí của một Tổng Công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Việt Nam cho biết, thông qua sử dụng dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Maritime Bank (MSB), ông đã giải được bài toán vốn nhanh chóng trong ba ngày, đồng thời được đáp ứng ngay được các tiêu chuẩn từ phía Công ty “mẹ” đặt ra để nhanh chóng phát triển quy mô kinh doanh như kế hoạch.
"Với các ưu điểm như cấp vốn nhanh, những giấy tờ yêu cầu rất phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ, đồng hành xuyên suốt tư vấn các dịch vụ quản lý dòng tiền ra-vào, ngân hàng điện tử... sự tiện ích, đơn giản, giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp từ dịch vụ tài chính vi mô của Maritime Bank, chúng tôi yên tâm và tự tin kinh doanh hơn rất nhiều", ông Nông Văn Chiến – Giám đốc Công ty Thương mại tổng hợp và Du lịch Victoria, công ty hoạt động trong lĩnh du lịch lữ hành quốc tế chia sẻ.
Cũng theo ông Chiến, nhờ sự linh động dịch vụ tài chính vi mô của Maritime Bank với việc phê duyệt tín dụng trong 3 ngày, hạn mức vay lên tới 96% giá trị tài sản, trong đó có 6 tháng ưu đãi gói tài khoản giao dịch và tiền gửi cho khách hàng mới; Ông Chiến xoay xở tốt cho một đơn hàng đột xuất cần gấp ở chu kì kinh doanh quý 3.
“Đó chính là cái lợi lớn của việc “chọn bạn” mà chơi khi sử dụng dịch vụ tài chính”, ông nói.
Một chuyên gia đánh giá, với xu hướng các ngân hàng ngày càng chú trọng phát triển khai thác doanh nghiệp siêu nhỏ để thực hiện chiến lược bán lẻ và kết hợp bán chéo dịch vụ cùng các đối tác lớn trong và ngoài nước, chẳng hạn dịch vụ ngân hàng-bảo hiểm (bancassurance), việc các ngân hàng sẵn sàng tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ để có chất lượng khách hàng bao gồm tín dụng và dịch vụ tốt nhất, việc doanh nghiệp nhỏ chọn bạn đồng hành là ngân hàng, sẽ mang đến lợi ích win-win cho nhiều phía.
Về lâu dài, đây sẽ là mối quan hệ hợp tác làm “đòn bẩy” để nền kinh tế có những doanh nghiệp nâng cấp lên quy mô lớn hơn, ngân hàng cũng có những khách hàng truyền thống làm ăn bài bản, bền vững.
Huyết mạch vững, doanh nghiệp khá thì tất nhiên người tiêu dùng và nền kinh tế đều được hưởng lợi.