Mỹ đã đánh giá lại mối quan hệ với phe đối lập Syria và hiện đang thay đổi quan điểm đối với chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad, Joshua Landis - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, nói với RT.
Các chiến binh nổi dậy Syria. |
Nhưng theo ông Landis, Mỹ lo ngại về các hệ lụy liên quan tới người Hồi giáo ở Trung Quốc nhiều hơn là sự nguội lạnh trong quan hệ với Moscow.
Giới chức Mỹ và châu Âu từng nhiều lần trực tiếp bày tỏ lo ngại rằng sự sụp đổ của chính quyền Assad trong lúc này có thể giúp phe Hồi giáo cực đoan tranh thủ cơ hội tiếm quyền và các kho vũ khí hạng nặng của chính phủ Assad và trở thành mối đe dọa lớn đối chính bản thân các nước Phương Tây.
Đã có một số bằng chứng cho thấy Mỹ đang miễn cưỡng chống đỡ chính phủ Assad |
Chuyên gia Joshua Landis cho biết, đã có một số bằng chứng cho thấy Mỹ đang miễn cưỡng chống đỡ chính phủ Assad, hành động đi ngược lại với ý định ban đầu của Washington khi ủng hộ phe nổi dậy tại Syria.
Bằng chứng cụ thể nhất chính là thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học Syria. Nó đã chỉ ra rằng Mỹ muốn Assad cầm quyền cho tới khi hơn 1000 tấn vũ khí hóa học của nước này bị tiêu hủy chứ không phải là tiêu diệt chính quyền này như phiến quân muốn và để vũ khí giết người hàng loạt rơi vào tay quân nổi dậy.
Theo ông Joshua Landis, Mỹ đang bắt đầu tuyệt vọng về tình hình ở Syria và phải suy nghĩ cách làm thế nào để được vẹn cả đôi đường.
Các quốc gia phương Tây đã nói với phe đối lập Syria rằng các cuộc đàm phán hòa bình vào tháng tới tại Geneva có thể không dẫn đến việc loại bỏ chính quyền Assad và dân tộc thiểu số Alawite (ủng hộ chính phủ Assad) sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng trong bất kỳ chính quyền chuyển tiếp nào.
Mặc dù phản ứng này của họ đã thu hút sự giận dữ mạnh mẽ từ phiến quân Syria, nhưng nó là cách duy nhất để chính quyền Assad tiếp tục tồn tại và chống lại các chiến binh Hồi giáo cực đoan.
Chính lý do này đã khiến cả Nga và Mỹ đều đang cố gắng đưa Ả Rập Saudi và Iran vào bàn đàm phán để ngăn chặn dòng chảy vũ khí vào Syria và dòng người tị nạn rời quốc gia này.
Mặt trận Hồi giáo với mục đích tạo ra một nhà nước Hồi giáo ở miền bắc Syria đang đàn áp mạnh mẽ những người Kurd sinh sống tại khu vực này.
Theo ông Joshua Landis, nguyên do không chỉ vì giành đất mà còn xuất phát từ việc người Kurd rất đoàn kết và là kẻ thù của phe này vì từng rất thành công trong việc chống lại những người Hồi giáo.