Ngày 6/1, Washington đã quyết định sẽ đóng cửa Đại sứ quán tại Syria và đưa tất cả các nhân viên làm việc tại đây về nước, trong khi đó, London cũng tuyên bố triệu hồi đại sứ tại Damacus.
Những động thái được các nhà phân tích cho rằng có thể dẫn tới căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng giữa Syria và phương Tây đã trở nên nghiêm trọng trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống lại chế độ lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad vẫn tiếp diễn và cướp đi sinh mạng của hơn 5.000 người (theo thống kê của LHQ).
"Mỹ sẽ đình chỉ hoạt động của đại sứ quán tại Damacus từ 6/1. Đại sứ (Robert) Ford và tất cả các nhân viên Mỹ đã rời khỏi đất nước" - AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Ngay sau đó, theo Reuters, Bộ Ngoại giao Anh cũng đưa ra quyết định triệu hồi đại sứ tại Damacus về nước và đồng thời triệu tập đại sứ Syria tại London đến Bộ Ngoại giao Anh để tham vấn.
Mỹ và Anh đã liên tục phản đối chính quyền Tổng thống al-Assad và kêu gọi ông từ bỏ quyền lực, nhường quyền lãnh đạo cho Phó Tổng thống để mở đường cho một cuộc bầu cử dân chủ tại Syria để chấm dứt tình trạng bạo lực kéo dài gần một năm qua tại quốc gia này.
Hôm 4/2, Washington và London cùng 11 thành viên LHQ khác đã bỏ phiếu thuận thông qua nghị quyết chấm dứt khủng hoảng tại Syria theo đề nghị của Liên đoàn Ả Rập, tuy nhiên, Trung Quốc và Nga đã dùng quyền phủ quyết để phản đối nghị quyết này vì lo ngại có thể xảy ra can thiệp quân sự như tại Libya.
Những động thái được các nhà phân tích cho rằng có thể dẫn tới căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng giữa Syria và phương Tây đã trở nên nghiêm trọng trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống lại chế độ lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad vẫn tiếp diễn và cướp đi sinh mạng của hơn 5.000 người (theo thống kê của LHQ).
Một chiếc xe bị đốt cháy trong cuộc xung đột tại Khaldiyeh, gần Homs - nơi diễn ra nhiều cuộc biểu tình đẫm máu trong thời gian qua |
Ngay sau đó, theo Reuters, Bộ Ngoại giao Anh cũng đưa ra quyết định triệu hồi đại sứ tại Damacus về nước và đồng thời triệu tập đại sứ Syria tại London đến Bộ Ngoại giao Anh để tham vấn.
Mỹ và Anh đã liên tục phản đối chính quyền Tổng thống al-Assad và kêu gọi ông từ bỏ quyền lực, nhường quyền lãnh đạo cho Phó Tổng thống để mở đường cho một cuộc bầu cử dân chủ tại Syria để chấm dứt tình trạng bạo lực kéo dài gần một năm qua tại quốc gia này.
Hôm 4/2, Washington và London cùng 11 thành viên LHQ khác đã bỏ phiếu thuận thông qua nghị quyết chấm dứt khủng hoảng tại Syria theo đề nghị của Liên đoàn Ả Rập, tuy nhiên, Trung Quốc và Nga đã dùng quyền phủ quyết để phản đối nghị quyết này vì lo ngại có thể xảy ra can thiệp quân sự như tại Libya.
Nguyễn Hường (theo AFP, Lenta)