Bloomberg ngày 15/2 đưa tin, hôm qua Thứ Hai 15/2 Iran đã xuất khẩu 4 triệu thùng dầu thô đầu tiên sau khi Mỹ và phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với quốc gia Hồi giáo này.
Với việc theo đuổi chương trình hạt nhân của mình, Iran đã bị Mỹ và các nước phương Tây áp lệnh cấm vận. Hơn 3 năm qua việc xuất khẩu dầu thô của Iran – hoạt động thương mại chính mang lại nguồn lợi cho thành viên OPEC này bị phong tỏa, gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế Iran.
Vì vậy, ngay sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm vận, cả đất nước Iran từ hệ thống chính trị, hệ thống doanh nghiệp cho đến người dân đã tập trung mọi nguồn lực để khôi phục lại vị thế và vai trò của mình trong OPEC. Đồng thời Iran cũng nhanh chóng xuất khẩu dầu thô để khắc phục những thiệt hại của nền kinh tế Iran do cấm vận gây ra.
Iran xuất khẩu dầu trở lại nhưng không còn nằm trong sự điều tiết của giới tài phiệt Mỹ. Ảnh: AP. |
Với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, việc Iran tham gia xuất khẩu dầu trở lại sẽ có thể khiến cho giá dầu tiếp tục giảm sâu và đang có nguy cơ gây nên một cuộc khủng hoàng thừa dầu trên thế giới.
Cũng như những cuộc khủng hoảng hay biến động lớn về giá dầu trước đây, sự tăng giảm đều có một “bàn tay vô hình” chi phối điều ấy. Cùng với sự biến thiên có điều tiết ấy là mang đến lợi ích hoặc gây ra thiệt hại cho các nước trên thế giới.
Lịch sử các cuộc khủng hoảng giá dầu thô từ trước tới nay cho thấy, hầu hết Mỹ cùng các nước công nghiệp phát triển đồng minh của Mỹ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất và có thể hiệu chỉnh kinh tế - chính trị thế giới theo cơ chế có lợi cho họ.
Tuy nhiên, lần trở lại thị trường xuất khẩu dầu thô thế giới lần này của Iran là một sự mở đầu cho hàng loạt những cái đầu tiên trên thế giới liên quan đến thứ “vàng đen” này.
Đạo diễn trở thành diễn viên
Quy trình ngược tinh vi |
Từ trước đến nay, các cuộc khủng hoảng năng lượng nói chung, khủng hoảng dầu thô nói riêng, hầu hết đều do giới tài phiệt Mỹ cố tình tạo ra và điều tiết theo hướng có lợi cho họ. Có thể đó là công cụ mềm nhằm tấn công và hạ gục một hoặc một vài đối thủ nào đó đang gây nguy hại cho vị thế của nước Mỹ.
Đó cũng có thể là công cụ dằn mặt những kẻ đang nhăm nhe muốn làm hại nước Mỹ, trong đó có cả những kẻ muốn rời khỏi vòng kiểm tỏa của sức mạnh Mỹ. Khống chế giá dầu thô trở thành công cụ để đảm bảo vai trò thống soái của Mỹ.
Mỹ đã kiểm tỏa kinh tế thế giới, mà cụ thể là thành công của kế hoạch Marshall đối với Châu Ấu sau thời Đệ nhị Thế chiến, theo The Marshall Foundation 19/9/1977.
Mặt khác, cũng có thể giới tài phiệt Mỹ dùng giá dầu thô lên xuống để tác động đến cuộc bầu cử người đứng đầu nước Mỹ theo hướng có lợi cho những ứng viên mà khi họ nắm quyền thì lợi ích của giới tài phiệt Mỹ đượ đảm bảo tối đa. Những chính sách của chính phủ đều phải chịu sự ảnh hưởng của giới tài phiệt nước này.
Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng hay những biến động lớn về giá dầu từ trước đến nay đều có đạo diễn được “chỉ mặt gọi tên” là giới tài phiệt xứ Texas ở Mỹ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng giá dầu thô giảm hiện nay đã không còn được những người cũ đạo diễn nữa, thậm chí họ cũng đang là diễn viên tham gia vào sàn diễn này.
Việc giới tài phiệt Mỹ lần đầu tiên mất đi vai trò đạo diễn của mình trong khủng hoảng giá dầu hiện nay có nhiều lý do, nhưng theo người viết thì có thể tựu trung lại trong 3 nguyên nhân chính sau đây.
Lượng dự trữ dầu của Mỹ đã đạt mức dư thừa và khả năng tiêu thụ giảm nên không thể hưởng lợi trực tiếp từ giá dầu giảm. Ảnh: Bloomberg. |
Nguyên nhân thứ nhất là Mỹ không còn vai trò độc diễn đối với nền kinh tế toàn cầu, thậm chí có một số lĩnh vực, kinh tế Mỹ đã mất vai trò chi phối vào tay người khác. Điều đó có thể do Mỹ đánh mất vị thế, cũng có thể do Mỹ chủ động nhường lại sân chơi đó cho đối thủ khi thấy không đủ sức hay không có lợi nhiều, nhưng rủi ro lại không ít, theo The New York Times ngày 4/12/2015.
Nguyên nhân thứ hai là những “đồng minh dầu lửa” của Mỹ đã dần tách xa vòng kiểm tỏa của Mỹ vì từ trước tới nay phối hợp cùng Mỹ điều chỉnh giá dầu tạo nên cơn sốt hay khủng hoảng giá dầu thì chỉ có lợi cho tài phiệt Mỹ.
Còn với bản thân họ thì “lợi bất cập hại” và khi ngẫm lại mới thấy cay đắng. Bây giờ không kết hợp cùng Mỹ thì họ cũng có những đối tác khác mà kết quả là hai bên cùng có lợi.
Nguyên nhân thứ ba là sự thay đổi trong chiến lược quan hệ đối ngoại của Mỹ. 70 năm sau “Bretton Woods”, những đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương đã bị chính quyền Obama đưa xuống vị trí ưu tiên thứ hai, sau các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có những quốc gia mới vừa trở thành đồng minh hay đồng minh chiến lược của Mỹ.
Theo CNN ngày 5/2, những bể dự trữ dầu tại miền Viễn Tây nước Mỹ đã đầy ắp, kinh tế Mỹ và các đồng minh chiến lược không đủ sức khỏe để có thể vận hành mà hưởng lợi từ giá dầu rẻ. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang vào giai đoạn gay cấn, song cũng không có ứng viên nào có thể bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô.
Nước cờ lợi hại |
Có thể nhận định rằng, lần đầu tiên kinh tế thế giới suy thoái không bị tác động bởi nguyên chính là giá dầu thô. Bởi lẽ, ngày nay yếu tố cứng như nguyên nhiên vật liệu ngày càng giảm tỷ trọng trong cấu thành giá trị sản phẩm. Thay vào đó là những yếu tố mềm như công nghệ, hàm lượng chất xám, dịch vụ tài chính, quảng bá sản phẩm…Do vậy, tác động trực tiếp công nghiệp năng lượng vào phát triển kinh tế giảm thiểu.
Đó là hệ quả của việc những nước phát triển hướng mũi nhọn vào phát triển những lĩnh vực kinh tế gắn liền với công nghệ cao, những nước mới nổi thì đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sau những giai đoạn phát triển bùng nổ với bao hệ lụy cho kinh tế - xã hội.
Như vậy chỉ còn hai đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá dầu đó là những nước sản xuất – xuất khẩu dầu thô và những nước nghèo đang phát triển, đang phải đẩy nhanh xây dựng kết cấu và cơ sở hạ tầng. Rất tiếc là những quốc gia ấy không thuộc sự kiểm toả kinh tế Mỹ mà nằm trong sự chi phối của một nền kinh tế khác – kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc lợi đôi đường
Trung Quốc không tạo ra nguyên nhân của khủng hoảng giá dầu hiện nay, nhưng nước này lại được hưởng lợi nhất do giá dầu sụt giảm. Bắc Kinh cũng đang nhanh chóng thay đổi cơ chế vận hành nền kinh tế, cũng như chiến lược quan hệ đối ngoại nhằm tận dụng tối đa nguồn lợi từ dầu giá rẻ.
Nhiếu ý kiến cho rằng, Trung Quốc đã tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng kích thích tiêu dùng, tăng tỷ trong giá trị thương mại, dịch vụ trong cơ cấu GDP thì họ đâu còn hưởng lợi trực tiếp từ giá dầu rẻ. Tuy nhiên, đó chỉ là kinh tế nội địa – mà mục đích là chấm dứt tình trạng Trung Quốc là “công xưởng của thế giới”.
Trung Quốc giảm lượng dầu nhập khẩu trực tiếp vào nước này, nhưng họ lại tạo ra cơ chế sử dụng dầu giá rẻ để hưởng lợi. Ảnh: ifeng. |
Tuy nhiên, với chiến lược quan hệ đối ngoại hiện nay, nhất là kinh tế đối ngoại, thì Trung Quốc đang quyết tâm biến thế giới thứ ba – những nước đang phát triển – trở thành “công xưởng cho Trung Quốc”.
Họ đang hiện thực hóa điếu ấy ở Châu Phi, một số nước Châu Á phụ thuộc, và mốt số nước đối tác Châu Mỹ Latinh, theo The New York Times ngày 4/12/2015.
Trung Quốc giúp thúc đẩy công nghiệp năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng ở những ngước nghèo Châu Phi – Châu Á, khiến họ trở thành những “cỗ máy” tiêu thụ dầu cho thế giới. Tuy nhiên, các quốc gia ấy không hoàn toàn được hưởng lợi do giá dầu giảm, bởi họ sử dụng vốn của Trung Quốc và thật sự là đang làm thuê cho Trung Quốc.
Với những nước trực tiếp sản xuất và xuất khẩu dầu OPEC, giá dầu như hiện nay không một quốc gia nào còn đủ tiềm lực để cò kè, nên tìm được khách hàng tiêu thụ dầu là may mắn lắm rồi.
Trong khi các nước phát triển thì một là đang suy thoái, như Nhật Bản chẳng hạn, hay đã chuyển hướng vào công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng, do vậy không còn là thị trường béo bở cho sản phẩm dầu thô nữa.
Chỉ còn những nước nghèo, những nước đang phát triển là mong chờ nhiều nhất ở giá dầu giảm – và đó là nơi Trung Quốc đã có sự kiểm tỏa.
Như vậy, các “quốc gia dầu mỏ” không thể không kết nối với Trung Quốc và đương nhiên là mang lợi cho quốc gia này. Thế là Bắc Kinh lợi cả đôi đường trong cơ chế “dùng dầu giá rẻ giúp người nghèo” này.
G7 bây giờ đã phân tán nhiều và không còn là thị trường tiêu thụ dầu thô lý tưởng. Thay thế nó là G5 – BRICS – mà Trung Quốc đang là đầu tàu chi phối định chế này.
Brazil có tổng giá trị xuất nhập khẩu với Trung Quốc chiếm tới hơn 50% tổng giá trị kim ngạch thương mại. Với khó khăn hiện nay, quốc gia này không thể rời xa Bắc Kinh.
Thế lực thống trị mới đang bắt đầu |
Với Nga thì có lẽ Tập Cận Bình sẽ không sốt sắng cứu Putin lúc này. Bắc Kinh sẽ chờ cho Moscow ngắc ngoải thì mới giang tay cứu vớt để "Gấu Nga" lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn.
Nghĩa là Nga còn phải bán dầu giá rẻ một thời gian nữa, mà dài hay ngắn có phần phụ thuộc vào ý đồ của Bắc Kinh.
Còn lại Nam Phi và Ấn Độ. Nam Phi thì thuộc khu vực năm trong sự chi phối và đang hướng tới sự đồng hóa bởi Bắc Kinh.
Cuối cùng chỉ còn lại Ấn Độ. Có thể thấy rằng hiện nay Ấn Độ là nước hưởng lợi nhiều nhất thế giới nhờ giá dầu rẻ. Ấn Độ hưởng lợi chủ yếu do tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển lớn mạnh về quy mô, theo The Telegraph ngày 9/2.
Tuy nhiên, như người viết đã phân tích trước đây, Trung Quốc xây dựng cơ chế hợp tác Trung - Ấn theo hướng đất nước của nền văn minh sông Hằng trở thành người đỡ gánh nặng cho Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc sẽ tác động tối đa để Ấn Độ có thể hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu rẻ cho tăng trưởng kinh tế.
Việc Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm Trung Đông, mà quan trọng nhất là đến hai “cường quốc Trung Đông” Saudi Arabia và Iran, ngay sau khi Mỹ và phương Tây xóa cấm vận cho Iran, không chỉ để đàm phán mua dầu giá rẻ mà là tạo ra một cơ chế nối cầu giữa người bán dầu và người mua dầu thông qua Trung Quốc.
Như vậy, việc Iran xuất khẩu dầu thô trở lại không mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ và cũng không được điều tiết bởi cơ chế của Mỹ, mà do người bạn mới Trung Hoa. Do vậy, Iran sẽ tăng cường sản xuất và xuất khẩu dầu trong thời gian tới. Thị trường dầu thế giới sẽ tăng về sản lượng, giảm về giá cả đến khi nào mà nguồn lợi của người điều tiết cơ chế cảm thấy được đáp ứng lâu dài và bền vững.