Nhân Dân nhật báo ngày 3/2 đưa tin, nửa năm qua, tàu ngầm hạt nhân của Quân đội Mỹ tới tấp ra vào chuỗi đảo thứ nhất, mức độ triển khai ở Thái Bình Dương gia tăng rõ rệt.
Ngày 18/11/2015, tàu ngầm tên lửa hành trình USS Ohio Mỹ đến vịnh Sepanggar, bang Sabah, Malaysia tiếp tế. Đây là một điểm tiếp tế quan trọng của tàu ngầm hạt nhân Quân đội Mỹ khi tuần tra Tây Thái Bình Dương. |
Theo bài báo, ngày 5/1, tàu ngầm hạt nhân tấn công tiên tiến nhất USS Texas lớp Virginia đến vịnh Subic Philippines. Trong nửa năm trước đó, thông tin về việc tàu ngầm hạt nhân Mỹ ra vào chuỗi đảo thứ nhất liên tiếp xuất hiện.
Chẳng hạn tàu ngầm USS Michigan lớp Ohio Mỹ đến Hàn Quốc ngày 23/6/2015, tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Houston lớp Los Angeles đến Singapore ngày 15/7/2015, tàu ngầm USS Jacksonville lớp Los Angeles đến Singapore ngày 27/7/2015.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Key West lớp Los Angeles đến vịnh Subic ngày 4/11, tàu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina lớp Virginia đến Yokosuka ngày 5/11, tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Charlotte lớp Los Angeles đến Yokosuka Nhật Bản ngày 23/12.
Hiện nay, số lượng tàu ngầm hạt nhân triển khai ở phương hướng Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ đã chiếm một nửa tổng số tàu ngầm của họ.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ đã tăng thêm tên lửa hành trình tấn công đối đất trên tàu ngầm hạt nhân tấn công, tầm bắn tối đa đạt 1.400 km, đồng thời có thể mang theo nhiều loại đầu đạn, phạm vi tấn công tương đối linh hoạt.
Hơn nữa, tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles còn có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm như phóng thủy lôi phong tỏa.
Ngày 18/11/2015, tàu ngầm tên lửa hành trình USS Ohio Mỹ đến vịnh Sepanggar, bang Sabah, Malaysia tiếp tế. Đây là một điểm tiếp tế quan trọng của tàu ngầm hạt nhân Quân đội Mỹ khi tuần tra Tây Thái Bình Dương. |
Doãn Trác, một nhà bình luận quân sự Trung Quốc cho rằng, những năm gần đây, số lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương luôn gia tăng, hơn nữa, tần suất hoạt động ở các vùng biển gần Trung Quốc tăng cao rất rõ rệt, điều này rõ ràng là nhằm vào Bắc Kinh.
Hiện nay, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã đi vào hoạt động, đã thực sự có khả năng răn đe hạt nhân đối với lãnh thổ Mỹ. Mỹ rất lo ngại chuyện này, vì vậy trong thời bình muốn thăm dò quy luật hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Hải quân Mỹ dựa vào ưu thế chạy êm và hành trình dài, hoạt động ở duyên hải Trung Quốc có thể đảm đương nhiều loại nhiệm vụ trinh sát, đồng thời cũng tiến hành chuẩn bị cho tác chiến săn ngầm chiến lược tiềm tàng trong tương lai.
Nguyễn Tông Trạch, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng, Mỹ tăng cường tần suất hoạt động của tàu ngầm hạt nhân tấn công ở Tây Thái Bình Dương là xu thế tất yếu. Hiện nay, 3 loại tàu ngầm hạt nhân lớn của Mỹ đều xuất hiện ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Ngày 18/11/2015, tàu ngầm tên lửa hành trình USS Ohio Mỹ đến vịnh Sepanggar, bang Sabah, Malaysia tiếp tế. Đây là một điểm tiếp tế quan trọng của tàu ngầm hạt nhân Quân đội Mỹ khi tuần tra Tây Thái Bình Dương. |
Doãn Trác cho rằng, tàu ngầm hạt nhân tấn công Mỹ xuất hiện ở duyên hải Trung Quốc đã gây ra nhiều mối đe dọa cho Bắc Kinh. Mỹ cải tạo tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược thành tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình, mỗi tàu ngầm có thể mang theo hơn 150 quả tên lửa hành trình tấn công đối đất, trong thời chiến có thể tấn công.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ còn theo dõi, trinh sát đối với các tàu chiến cỡ lớn của Trung Quốc, đồng thời răn đe chiến lược đối với Trung Quốc.
Ông Trác nhấn mạnh, tàu tàu ngầm động cơ thông thường của Hải quân Trung Quốc cũng có thể tiến hành các biện pháp đáp trả đối với hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Mỹ như tiến hành giám sát, theo dõi.
Ngày 18/11/2015, tàu ngầm tên lửa hành trình USS Ohio Mỹ đến vịnh Sepanggar, bang Sabah, Malaysia tiếp tế. Đây là một điểm tiếp tế quan trọng của tàu ngầm hạt nhân Quân đội Mỹ khi tuần tra Tây Thái Bình Dương. |