Tân Hoa xã ngày 9 tháng 9 đưa tin, tháng 6 năm nay, Hải quân Mỹ đã triển khai tàu ngầm hạt nhân tấn công thứ tư ở căn cứ hải quân Guam, điều này có nghĩa là Quân đội Mỹ tiếp tục điều chuyển binh lực tới châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Topeka lớp Los Angeles |
Những năm gần đây, một số nước xung quanh Trung Quốc tích cực phối hợp với chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ, hình thành chuỗi phong tỏa đối với việc ra khơi của tàu ngầm hải quân. Tàu ngầm hạt nhân Toledo triển khai lần này vốn triển khai ở bang Connecticut Mỹ, là tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles.
Trước đó, từ tháng 10 năm 2002, Hải quân Mỹ bắt đầu triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Guam, đến năm 2007 tổng cộng triển khai 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles ở Guam.
So với Trân Châu Cảng hoặc San Diego, tàu ngầm ở Guam đến khu vực tác chiến sẽ có hành trình ngắn hơn, đồng thời có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra thời gian dài hơn ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Hải quân Mỹ sẽ còn lấy 2 trong số 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình lớp Ohio và 3 trong 10 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ đã bước lên con đường phát triển "kiêm hạt nhân-thông thường".
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Toledo SSN 769 lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ |
Từ tháng 12 năm 2013 đến nay, tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình Michigan lớp Ohio đã luôn triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công tấn công lớp Virginia là lực lượng chủ yếu tác chiến biển gần trong thế kỷ 21 của Hải quân Mỹ. Căn cứ vào kế hoạch triển khai của Mỹ, có 2/3 trong số 30 tàu ngầm lớp Virginia đều được triển khai ở Trân Châu Cảng.
Khác với tàu ngầm hạt nhân tấn công truyền thống, tàu ngầm lớp Virginia vừa có thể thực hiện nhiệm vụ săn ngầm ở biển sâu, vừa có thể mai phục tiến hành tác chiến đặc biệt ở biển gần.
Trên tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia lắp hệ thống vận tải ASDS tiên tiến, bên trong tàu còn có đoạn khoang nhiệm vụ đặc biệt độc lập, có thể bảo đảm cho binh lính đội đột kích Seal từ bên trong tàu ngầm hạt nhân trực tiếp chuyển vào tàu ngầm cỡ nhỏ, tiến hành thâm nhập dưới biển đối với bờ biển địch ở cự ly tương đối xa.
Có thể thấy, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia thực sự là một loại "lực lượng đặc nhiệm dưới nước" kiêm nhiệm vụ tác chiến biển xa và biển gần.
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan Hải quân Mỹ ở cảng Busan, Hàn Quốc |
Nhật Bản tính toán sử dụng sở trường của tác chiến tàu ngầm để ứng phó với tác chiến săn ngầm của Trung Quốc. Quy mô hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản hiện là 16 chiếc, có kế hoạch tăng đến 22 chiếc.
Hạm đội tàu ngầm của họ gồm có các tàu ngầm lớp Soryu tương đối mới và các tàu ngầm diesel-điện lớp Oyashio khá cũ, là một trong những hạm đội tàu ngầm có trình độ chuyên nghiệp hóa cao nhất, công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có 8 tàu ngầm lớp Soryu, rất có thể tiếp tục chế tạo 6 chiếc tàu ngầm lớp Soryu. Tàu ngầm lớp Soryu trang bị hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí (AIP) được cho là một trong những tàu ngầm tấn công phi hạt nhân tiên tiến nhất thế giới.
Vũ khí trang bị chủ yếu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi ở đầu tàu, tổng cộng có 20 quả ngư lôi tự dẫn tốc độ cao Type 89 và tên lửa Harpoon do Mỹ chế tạo.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Cùng với việc Nhật Bản triển khai tranh luận về việc mua sắm tên lửa hành trình thông thường trong tương lai, tàu ngầm lớp Soryu có thể trở thành trang bị lắp hệ thống tên lửa hành trình Nhật Bản.
Theo bài báo, nói tới hạm đội tàu ngầm của các nước Đông Nam Á, không thể không nói tới Việt Nam. Tàu ngầm thứ tư Đà Nẵng là một trong những tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka Việt Nam đặt mua từ Nga, ngày 30 tháng 6 năm nay trở về quân cảng Cam Ranh.
Trước đó, Việt Nam đã sở hữu 3 tàu ngầm mua của Nga, những tàu ngầm này đã trang bị tên lửa do Nga chế tạo. Nga có kế hoạch bàn giao toàn bộ 6 tàu ngầm loại này vào năm 2016, khi đó, Việt Nam sẽ sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Chuyên gia quân sự cho rằng, một số nước xung quanh tích cực phối hợp với chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ, làm cho việc mua sắm tàu ngầm từ năm 2011 đến nay và việc triển khai quân sự ở biển Hoa Đông và Biển Đông gia tăng rõ rệt, hình thành chuỗi phong tỏa đối với việc ra khơi của tàu ngầm Hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc) |