Theo đánh giá của Hiệp hội các Hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA) thị phần hàng không nội địa Việt Nam năm 2015 có bước chuyển mình đáng kể. Trong đó chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Vietjet Air - Hãng hàng không trẻ chỉ mới chính thức hoạt động khoảng 5 năm.
Cụ thể, nếu như năm 2014, Vietnam Airlines chiếm quá nửa về thị phần nội địa với 56% thì sang năm 2015 Vietnam Airlines đã bị giảm thị phần, còn 47,1%.
Vietjet đang vươn lên chiếm lĩnh thị trường, từ con số 29,4% năm 2014 đã nhảy lên chiếm 36,2% thị phần hàng không nội địa năm 2015. |
Trong khi đó Vietjet đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường, từ con số 29,4% năm 2014 đã nhảy lên chiếm 36,2% thị phần hàng không nội địa năm 2015.
Trong khi đó, thị phần nội địa của Jetstar Pacific và VASCO vẫn giữ ổn định không tăng giản đáng kể (Jetstar Pacific chiếm 14,9%, VASCO chiếm 1,7%).
Điều này cho thấy sự sụt giảm thị phần nội địa của Vietnam Airlines và tăng của Vietjet, hay có nghĩa là đã có sự chuyển dịch lượng hành khách từ Vietnam Airlines sang Vietjet.
Theo đánh giá của Cục Hàng không, nhu cầu và thị phần hàng không trong nước ổn định và tăng trong năm 2015. Tổng thị trường vận chuyển hành khách qua đường hàng không năm 2015 đạt 40,1 triệu, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 là 13,7%/năm. Số lượng hàng hoá đạt 741 nghìn tấn, tăng bình quân 10%/năm.
Cục Hàng không cho biết, chính sách xã hội hóa vận tải hàng không đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hiện nay 4 hãng hàng không của Việt Nam (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VASCO, Vietjet) đang khai thác 70 đường bay quốc tế, 48 đường bay nội địa.
Theo các chuyên gia hàng không, thị trường đang chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa mô hình kinh doanh hàng không truyền thống và hàng không kiểu mới. Lợi thế đang nghiêng về bên nào quản lý chi phí hiệu quả, tiết kiệm với bộ máy tinh gọn.
Chính sự cạnh tranh của hàng không kiểu mới trong việc nỗ lực mở rộng đường bay, đội bay, liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại bán vé siêu rẻ… khiến Vietnam Airlines mất đi một lượng khách rất lớn. Bay vé giá rẻ đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn gần đây, buộc hãng cũng phải linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh giá vé.
Theo dự báo, năm 2016 thị phần hàng không trong nước sẽ tiếp tục là sự cạnh tranh quyết liệt giữa Vietnam Airlines và Vietjet, đại diện cho hai mô hình hàng không này.
Cũng theo đánh giá, lượng hàng khách dịch chuyển sang Vietjet không chỉ nằm ở vấn đề giá vé. Điều quan trọng hơn là thông điệp Vietjet gửi đến khách hàng đã thay đổi quan điểm về dịch vụ hàng không.
Trước đây, dịch vụ hàng không hay nói nôm na đi máy bay là điều xa lạ bởi yếu tố giá thành và quan trọng hơn là tâm lý e ngại. Suy nghĩ đó đã thay đổi khi Vietjet xuất hiện. Bên cạnh giảm giá vé giúp mọi người dễ dàng tiếp cận dịch vụ hàng không, Vietjet đưa đến thông điệp “Bay là thích ngay” kéo dịch vụ hàng không gần hơn với mọi đối tượng khách hàng.