Nên xem xét cách chức lãnh đạo thuộc Cục Xúc tiến thương mại để làm gương

09/02/2017 09:01
QUỐC TOẢN (GHI)
(GDVN) - Cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra hình thức xử lý phù hợp đối với lãnh đạo thuộc Cục Xúc tiến thương mại, tránh xử lý kiểu cảm tính hoặc xử lý cho xong chuyện.

LTS: Ngày 3/2 vừa qua, kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xử lý nghiêm các cơ quan sử dụng xe công đi lễ hội; xử lý nghiêm cán bộ, công chức bỏ việc trong giờ hành chính đi lễ hội.

Tuy nhiên, chỉ sau đó ít ngày báo chí phát hiện ngay cán bộ ngành Công thương đi lễ chùa trong giờ hành chính.

Liên quan đến vụ việc này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia, đại biểu và cựu đại biểu quốc hội...

PGS.Bùi Thị An: "Người dân nộp thuế không phải dùng để đi chùa"

Người dân nộp thuế nuôi cán bộ để phục vụ nhân dân chứ không phải không phải để họ dùng thời gian, bỏ bê công việc vào để... đi chùa

Chuyện đi chùa đầu năm sẽ không có gì đáng bàn nếu nó được thực hiện vào ngày nghỉ, hoặc không phải vào buổi làm việc.

Do đó, đây là vi phạm vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hình ảnh của cán bộ công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng.

Đó còn là biểu hiện của căn bệnh mãn tính, "trên bảo dưới không nghe", hoặc nghe xong rồi để đó, không làm.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao ngay cả khi có lệnh cấm của Thủ tướng nhưng cán bộ cấp dưới vẫn làm trái? 

PGS.TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đoàn Hà Nội).
PGS.TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đoàn Hà Nội).

Nguyên nhân là do biện pháp, chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm khắc, làm cho người ta dễ nảy sinh tâm lý nếu có vi phạm thì cũng chỉ... rút kinh nghiệm là cùng. 

Việc quản lý cán bộ kém, không nghiêm từ dưới lên trên dẫn đến chuyện cán bộ "nhờn" luật. Anh là người quản lý thì anh phải nắm được cán bộ của anh có tuân thủ quy định hay không chứ!

Nếu người đứng đầu đơn vị không nghiêm thì làm sao chỉ đạo được cấp dưới?

Do đó, để khắc phục những tiêu cực này, cần phải công khai danh tính, chức vụ, hình thức xử lý kỷ luật các cán bộ vi phạm trên các phương tiện truyền thông để người dân được biết.

Báo cáo của Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại, ông Bùi Quang Hưng, cùng một số viên chức và người lao động của Trung tâm đi lễ vào sáng ngày 7 tháng 2 năm 2017 trong giờ làm việc.

Chiều ngày 8/2/2017, Bộ trưởng Bộ Công thương ra Quyết định số 376/QĐ-BCT thành lập Hội đồng kỷ luật do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Chủ tịch để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức được xác định đi lễ chùa trong giờ làm việc.

Qua đó, để người dân thấy được phẩm cách của cán bộ đó, đồng thời thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của mình.

Người dân sẽ đồng hành cùng với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, xử lý cá nhân, tổ chức đã vi phạm chỉ đạo của Thủ tướng.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình): "Cán bộ không gương mẫu thì nói được ai?"

Việc đi lễ trong giờ hành chính khi đã có lệnh cấm là vi phạm nghiêm trọng tới "kỷ cương, phép nước". 

Đó không chỉ là những vi phạm về những quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, mà còn là vi phạm về đạo đức, tư cách của người thực thi công vụ. 

Việc đơn giản nhất mà cán bộ công chức, việc chức ai cũng có thể làm được đó là tuân thủ các quy định chỉ đạo của Thủ tướng.

Trong khi đó, anh là cán bộ của Bộ Công thương, là Đảng viên mà thiếu gương mẫu thì nói được ai, làm được gì?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình). Ảnh: quochoi.vn.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình). Ảnh: quochoi.vn.

Chuyện bé như vậy mà anh không thực hiện được, liệu rằng trong các trong các chỉ đạo khác của Chính phủ, hay công việc chung của ngành Công thương, liệu rằng anh có thực hiện nghiêm túc hay không? kết quả ra sao?

Ngành Công thương vừa qua đã có nhiều sai sót trong

Nên xem xét cách chức lãnh đạo thuộc Cục Xúc tiến thương mại để làm gương ảnh 3

Người dân vừa nhận tiền đền bù thì cán bộ đến "xin" lại gần một nửa

quản lý, điều hành. Việc quản lý thiếu nghiêm túc, thiếu chặt chẽ trong một số lĩnh vực có phải có phải là kẽ hở để cán bộ có cớ vi phạm?

Tôi nghĩ nhận định này là có cơ sở.

Bên cạnh đó, cũng cần đề cập tới ý thức của cán bộ công chức, viên chức chưa cao dẫn tới những vi phạm nói trên. Trong quản lý điều hành, khi phát hiện vi phạm thì xử lý chưa nghiêm nên sinh ra chuyện “nhờn” luật.

Từ hiện tượng trên, đơn vị có thẩm quyền cần xử lý kỷ luật nghiêm khắc cán bộ vi phạm. Chính phủ và các đơn vị trực thuộc cần xiết chặt lại "kỷ cương, phép nước" trong quá trình điều hành hoạt động.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình): "Tránh việc xử lý cho xong chuyện"

Vi phạm như vậy là quá rõ ràng. Do đó, căn cứ vào tính chất, mức độ cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra hình thức xử lý phù hợp, tránh xử lý kiểu cảm tính hoặc xử lý cho xong chuyện. 

Trường hợp nếu vi phạm hành chính thì xử lý kiểu hành chính. Nếu trường hợp tái phạm thì xem xét xử lý nặng hơn.

QUỐC TOẢN (GHI)