Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra kết luận nêu rõ những khuyết điểm, vi phạm của ông Trịnh Xuân Thanh trong vấn đề quản lý kinh tế tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Cơ quan chuyên trách cũng làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Thanh khi trong thời gian ông làm việc tại Bộ Công thương và tỉnh Hậu Giang.
Nhận định về công tác cán bộ trong sự việc nói trên, ông
Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh |
Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc ông Trịnh Xuân Thanh từng giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam gây ra thua lỗ hơn 3.200 tỉ đồng, sau đó được điều động sang Bộ Công thương; giữ chức Phó Chủ tịch Hậu Giang rõ ràng là điều rất bất thường.
“Cần phải nhớ rằng, trước đó năm 2014, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ này.
Tuy nhiên, cho tới nay (trước khi có văn bản của Ủy ban kiểm tra Trung ương) chưa hề thấy đề cập tới trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh.
Vậy, nếu không bao che, tại sao ông Thanh - người để xảy ra những thua lỗ đó không những không bị kỷ luật mà còn được nâng đỡ, thăng chức?”, ông Cuông nêu quan điểm trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 13/7.
Ông Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm chính trong khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại PVC. ảnh: Thanh Niên. |
Theo ông Cuông, trong việc đề bạt, bổ nhiệm đối với ông Trịnh Xuân Thanh, cần phải làm rõ trách nhiệm của Bộ Công Thương, cụ thể là đối với nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
“Phải nói rằng, trong vụ việc này, ông Thanh hoàn toàn được ưu ái khi bổ nhiệm chức vụ. Mặt khác, nếu không có “lợi ích nhóm”, thì ông Trịnh Xuân Thanh khó mà “leo” cao được như vậy.
Tôi cho rằng đây là điển hình của tệ nạn chạy chức, chạy quyền, điều mà dư luận cũng như nhiều Đại biểu Quốc hội đã phản ánh thời gian vừa qua.
Đây có thể là một trong số rất nhiều trường hợp được bổ nhiệm theo kiểu “con voi vẫn chui lọt lỗ kim.
Đồng thời, căn cứ vào kết luận của Ủy ban kiểm tra
Từ năm 2000 - 2004, ông Trịnh Xuân Thanh đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của Tổng công ty Sông Hồng. Năm 2005 - 2007, ông Thanh lần lượt nhậm chức Phó tổng giám đốc rồi Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Hồng. Năm 2007, ông Trịnh Xuân Thanh làm Tổng Giám đốc rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Năm 2013, ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh văn phòng Bộ Công thương, Trưởng Đại diện Bộ Công thương tại Đà Nẵng. Năm 2014, ông Thanh tạm thời phụ trách công việc chung của Văn phòng Bộ Công thương. Năm 2015, ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức Vụ trưởng Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương, Vụ trưởng Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Công thương. |
Trung ương về những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, vị này nên tự rút lui để giữ thể diện."
Theo dự kiến, ngày mai, 15/7, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ có cuộc họp xem xét tư cách đại biểu quốc hội của ông Thanh.
Về trách nhiệm của Bộ Công thương liên quan tới công tác cán bộ, ông Cuông cho rằng, cần xem xét dấu hiệu vi phạm đối với ông Vũ Huy Hoàng nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2010 - 2015.
"Thực tế công tác nhân sự thường do người đứng đầu quyết định. Cho nên khó có thể nói ông Vũ Huy Hoàng không có liên quan tới việc bổ nhiệm này”, ông Cuông nhận định.
Chỉ rõ thêm những điểm bất thường trong việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh khi, cán bộ này được “rút” lên Bộ Công Thương, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, đây là việc làm hết sức phi lý.
"Sai phạm là thế, nhưng ông Thanh vẫn được đề nghị để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương.
Điểm đáng chú ý là năm 2015, vị này được phân công giữ chức Vụ trưởng Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.
Về lý thuyết, việc chọn cán bộ lãnh đạo Ban đổi mới doanh nghiệp, ngoài chuyện năng lực về quản lý tài chính, năng lực chuyên môn sâu về kinh tế, thì cần phải có tư duy đổi mới.
Với một cán bộ từng có liên quan tới quản lý kinh tế gây thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng thì đổi mới cái gì? Anh hô hào đổi mới mà bản thân anh có khuyết điểm thì ai nghe…?
Về khoản lỗ hơn 3.200 tỉ của PVC, ông Hải cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân thua lỗ để xác định rõ trách nhiệm của cán bộ có liên quan: “Phải xác minh rõ việc thua lỗ này là do tham nhũng hay buông lỏng quản lý thì cứ theo luật mà làm thực hiện”, ông Hải nói.