Polina Tikhonova, một nhà báo làm việc cho nhiều hãng tin hàng đầu ở châu Âu, Hoa Kỳ và Nga ngày 6/10 nhận định trên tờ Value Walk về khả năng Trung Quốc có kế hoạch tham gia liên minh với Nga không kích tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (ISIS) ở Syria bằng cách triển khai chiến đấu cơ J-15 từ tàu sân bay Liêu Ninh trên Địa Trung Hải.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ các chỉ huy hải quân hai nước trước một cuộc tập trận chung, ảnh: China News. |
Trang web Al-Masdar ở Lebannon dẫn lời một quan chức quân đội Syria xác nhận thông tin Trung Quốc điều động một tàu chiến chở các chuyên gia quân sự đến Syria. Lực lượng này dự kiến sẽ gặp gỡ lực lượng Nga ở Latakia, thành phố cảng chính của Syria. Tờ Pravda của Nga cũng góp vào các thảo luận về khả năng này bằng việc dẫn tuyên bố của Igor Morozov, một quan chức Ủy ban Các vấn đề quốc tế Liên bang Nga khẳng định:
"Được biết Trung Quốc đã tham gia vào các hoạt động quân sự của chúng tôi tại Syria. Các tàu chiến Trung Quốc đã tiến vào Địa Trung Hải, tiếp theo sẽ là tàu sân bay của họ". Với một nguy cơ cao của các cuộc đụng độ quân sự giữa quân đội Nga và Mỹ đang tiến hành các cuộc không kích chồng chéo ở Syria, Nga - Trung có thể liên minh với nhau với kế hoạch đánh bom các nhóm thánh chiến ủy nhiệm của CIA ở Syria, bao gồm cả ISIS.
Những thông tin này xuất hiện ngay sau khi Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc nói trong phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng, thế giới không thể tiếp tục khoanh tay ngồi nhìn những gì đang xảy ra ở Syria. Tuy nhiên ông Nghị cũng lưu ý, điều này không có nghĩa là nước ngoài "tự ý can thiệp" vào chiến tranh Syria.
Đã có những thông tin cho rằng người Nga đã đàm phán với Syria về việc độc quyền truy cập, khai thác một số mỏ dầu và khí đốt lớn nhất trong khu vực để đổi lấy các cuộc không kích của Nga nhằm vào các lực lượng đối lập. Trung Quốc gần đây tập trận chung với Nga ở Địa Trung Hải và cũng đã có kế hoạch của riêng mình ở Trung Đông, đặc biệt là đối với Syria.
Trung Quốc có cổ phần lớn trong ngành công nghiệp dầu khí của Syria. Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc nắm phần lớn cổ phần trong 2 công ty dầu mỏ lớn nhất Syria, trong khi tập đoàn Sinochem Trung Quốc nắm giữ 50% cổ phần trong các mỏ dầu ở Syria.
Bắc Kinh hy vọng dùng con bài Syria đổi chác với Nga ở Biển Đông
Trong khi Trung Quốc lâu nay đứng ngoài cuộc xung đột ở khu vực, có vẻ như giờ đây Bắc Kinh đã thay đổi chính sách đối ngoại trong việc tham gia vào những sự vụ, những nơi có khả năng đáp ứng lợi ích chiến lược của mình. Nó có thể được giải thích bởi "vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc như một thành viên lớn của cộng đồng quốc tế".
Trung Quốc đang bận bành trướng Biển Đông, không sức đâu kéo quân sang Syria(GDVN) - Những lợi thế có sẵn của Trung Quốc về lực lượng và công nghệ lại đang cung cấp cho Bắc Kinh điều kiện hiện diện chưa từng có, ảnh hưởng đáng kể ở Biển Đông. |
Tuy nhiên Trung Quốc cũng còn rất thận trọng về việc can thiệp vào cuộc khủng hoảng Syria, đó là lý do tại sao có những bí mật xung quanh việc triển khai J-15 đến quốc gia Trung Đông này. Sự tham gia bất ngờ của Trung Quốc có gì đó liên hệ với bài phát biểu gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó ông phải đối mặt với đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bắc Kinh có thể sửa đổi chính sách Trung Đông của mình và liên minh với Nga trong cuộc chiến ở Syria với hy vọng, Điện Kremlin sẽ đáp lại bằng cách hỗ trợ lập trường (bành trướng) của Trung Quốc trên Biển Đông (mà Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp. Trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông, Bắc Kinh hy vọng sẽ nhận được hỗ trợ quân sự từ Moscow, tạo ra liên minh mới chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác trong khu vực.
Và lúc đó dĩ nhiên sẽ không chỉ có Nga tham gia liên minh vơi Trung Quốc mà còn cả các nước khác hiện đang đứng về phía Moscow trong cuộc chiến ở Syria, tất nhiên là với điều kiện hành động quân sự ở Syria của phe này thành công.
Trong tháng Tám, Value Walk bình luận rằng đã xuất hiện dấu hiệu của thế lưỡng cực quốc tế mới, một bên là Nga - Trung Quốc - Pakistan cùng một số nước khác ở Trung Á và Trung Đông, bên còn lại là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các đồng minh - đối tác ở châu Á. Những gì đang diễn ra ở Syria cho chúng ta thấy thế giới lưỡng cực đang ngày càng gần hơn.
Các quan chức Nga và Mỹ đã thất bại trong việc phối hợp hành động của họ ở Syria, còn Điện Kremlin cũng đã thừa nhận có các mục tiêu khác ngoài ISIS, tất cả điều này làm gia tăng mối lo ngại về một cuộc Chiến tranh Thế giới III. Putin cho rằng Nga đang thể hiện mình là một đồng minh đáng tin cậy, không giống như Mỹ đã bỏ rơi Iraq và Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak năm 2011, trong khi ngày nay Mỹ không phải là lực lượng tuyệt vời để loại bỏ ISIS.
Israel đã nhận ra ai là "ông chủ mới" của Trung Đông?
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Netanyahu, ảnh: Jews News. |
Israel, một quốc gia quan trọng trong khu vực có vẻ như đã bí mật hợp tác với Nga trong vấn đề Syria để đổi lấy cam kết của Putin rằng, an ninh của Israel sẽ được bảo vệ. Chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tới Moscow đã chỉ ra rằng, các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ không thể ngồi chờ đợi cho đến khi "chính quyền Obama thức tỉnh".
Netanyahu là nhà lãnh đạo đầu tiên ở Trung Đông nhận ra rằng, ai mới là "ông chủ mới" thực sự của Trung Đông, và ông đã bay sang Moscow, Polina Tikhonova bình luận. Hiện vẫn chưa rõ Israel sẽ hợp tác với Nga như thế nào trong vấn đề Syria, trong khi Nga đã vừa thành lập liên minh với Iran, đối thủ truyền thống của Israel và tổ chức Hezbollah ở Lebanon được Iran hậu thuẫn.
Hàng trăm binh sĩ Iran được cho là đã đến Syria cùng với các vũ khí khí tài, trang bị quân sự để khởi động các hoạt động tác chiến trên mặt đất trong khu vực phe đối lập và chiếm quyền kiểm soát vùng Tây Bắc Syria, nơi các đối thủ của ông Bashar al-Assad đã chiếm được hồi đầu năm nay.
Các hoạt động chiến đấu trên mặt đất của lực lượng quân sự Iran, Hezbollah và quân đội chính phủ Syria sẽ được phối hợp song song với các cuộc không kích của không quân Nga. Có lẽ không chỉ các nước Trung Đông, ngay cả phương Tây cũng đang gia tăng mối lo ngại về một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ III dù do vô tình hay hữu ý.
Thủ tướng Anh đã phải kêu gọi NATO sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Nga. Hai hôm trước, ông David Cameron thậm chí còn tuyên bố sẽ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nổ ra chiến tranh.