Quân đội Nga tổ chức diễn tập quân sự ở khu vực Bắc Cực (ảnh tư liệu) |
Tờ "Nhật báo Phương Nam" Trung Quốc ngày 15 tháng 12 đưa tin, gần đây, Bộ Tư lệnh chiến lược Bắc Cực Nga chính thức bắt đầu đi vào hoạt động. Nhìn bề ngoài, đây chỉ là một cơ quan quân sự mới được thành lập trên nền tảng Hạm đội Biển Bắc Nga, nhưng về thực chất Bộ tư lệnh này không những có đầy đủ lực lượng quân sự các loại binh chủng, mà còn đảm đương nhiệm vụ nặng nề bảo vệ lợi ích toàn bộ khu vực Bắc Cực của Nga.
Do khu vực Bắc Cực có vị trí chiến lược quan trọng trên các phương diện như quân sự, đường hàng hải, năng lượng, từ Chiến tranh Lạnh đến nay chính là căn cứ triển khai tuyến đầu vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ và Nga. Hiện nay, tranh chấp Bắc Cực đã triển khai trên cấp độ quân sự. Nga làm thế nào từng bước tăng cường kiểm soát Bắc Cực? Tranh chấp Bắc Cực giữa Mỹ-Nga từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh đến nay trải qua diễn biến như thế nào? Các nước quanh Bắc Cực có chiến lược gì với Bắc Cực?
Nga đột phá vòng vây ở hướng bắc, đe dọa lãnh thổ Mỹ
Mỹ cùng với đồng minh, đồng minh triển vọng hình thành sức ép chiến lược đối với Nga từ phía đông và phía tây, cường độ đạt mức cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh đến nay. Đột phá vòng vây ở hướng bắc đe dọa lãnh thổ Mỹ là một sự lựa chọn chiến lược tương đối khả thi của Nga.
Ngày 2 tháng 8 năm 2007, đội khảo sát khoa học Bắc Cực Nga đã hoàn thành thám hiểm "Bắc Cực-2007" - robot lặn biển sâu đã lặn thành công xuống đáy biển Bắc Băng Dương ở độ sâu 4.300 m, cắm quốc kỳ Nga chế tạo bằng hợp kim titan. Nga hoàn toàn không né tránh tham vọng đối với Bắc Cực. Chuyên gia Bắc Cực Nga tham gia khảo sát khoa học, Phó chủ tịch Duma Quốc gia Chilingarov mạnh mẽ tuyên bố: "Chúng tôi phải cho thấy sự hiện diện của mình (ở Bắc Cực)".
Quân đội Nga tổ chức diễn tập quân sự ở trong vòng cung Bắc Cực (ảnh tư liệu) |
Ngày 1 tháng 12 năm 2014, Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực được thành lập trên cơ sở Hạm đội Biển Bắc chính thức bắt đầu hoạt động. Bộ Tư lệnh chiến lược Bắc Cực chủ yếu quản lý tất cả lực lượng Nga triển khai ở khu vực Bắc Cực, liên quan đến tất cả các binh chủng hiện có của Nga, nhằm bảo vệ lợi ích của Nga ở khu vực Bắc Cực.
Giáo sư Lý Đại Quang, Ban nghiên cứu giảng dạy trang bị khoa học kỹ thuật quân sự và hậu cần quân sự, Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng: "Mặc dù Các lực lượng vũ trang Nga về danh nghĩa vẫn phân thành 4 quân khu lớn gồm Quân khu Trung tâm, Quân khu miền Đông, Quân khu miền Tây và Quân khu miền Nam, nhưng Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực có vị thế cấp quân khu, trực tiếp thuộc Bộ Quốc phòng, tương đương quân khu lớn thứ 5".
Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực có quyền lực khá lớn. Nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, bộ tư lệnh mới thành lập tiếp nhận các lực lượng, tàu chiến từ Quân khu miền Tây, Trung tâm, miền Đông và miền Nam. Trong đó, ban chỉ huy bộ phận lực lượng phòng không và không quân, biên chế đầy đủ Hạm đội Biển Bắc của Quân khu miền Tây sẽ chịu sự quản lý của Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực.
Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực sẽ còn thành lập 2 đơn vị tác chiến mặt đất nhằm vào đặc điểm địa mạo của Bắc Cực. Đơn vị tác chiến mặt đất thứ nhất sẽ triển khai ở điểm cư dân Alakurtti, bang Murmansk, có kế hoạch hoàn thành triển khai vào năm 2015; đơn vị tác chiến mặt đất thứ hai dự kiến năm 2016 triển khai ở khu tự trị Yamal-Nenets.
Quân đội Nga tổ chức diễn tập quân sự ở khu vực Bắc Cực (ảnh tư liệu) |
Trên đảo của khu vực Bắc Cực Nga, bao gồm đảo Nova Zemlya, quần đảo Novosibirsk, đảo Wrangel, sừng Schmidt, hiện nay đã thành lập lực lượng tác chiến chiến lược liên hợp do tiếp nhận sự chỉ huy của Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực. Những đơn vị này triển khai làm nhiệm vụ vào tháng 10 năm 2014. Ngoài ra, trên những đảo này đang tiến hành xây dựng cơ sở quân sự, công trình xây dựng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015.
Trước đó, Trung tướng Mezentsev, chủ nhiệm Trung tâm quản lý phòng thủ quốc gia Nga từng tuyên bố, Moscow sẽ xây dựng 13 sân bay, 10 trạm radar ở khu vực Bắc Cực. Người phụ trách lực lượng phòng không Không quân Nga Goumene gần đây cũng cho biết, sẽ xây dựng mạng lưới radar dày đặc bao quát khu vực Bắc Cực để tăng cường lực lượng phòng thủ của Quân đội Nga.
Bình luận viên quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, Nga thành lập Bộ tư lệnh chiến lược Bắc Cực là để tăng cường kiểm soát đối với Bắc Cực. Hiện nay rất nhiều quốc gia xung quanh Bắc Cực đã đưa ra yêu cầu của mình đối với tài nguyên, lợi ích ở Bắc Cực, hơn nữa rất nhiều yêu cầu chồng lên yêu cầu của Nga, Nga phải đưa ra vài "nắm đấm" trước đối thủ vào lúc này.
Ngoài ra, Mỹ và đồng minh, đồng minh triển vọng đang tiến hành liên kết, hình thành sức ép chiến lược đối với Nga từ hướng đông và hướng tây, cường độ đạt đỉnh cao kể từ khi Chiến tranh Lạnh đến nay. Vì vậy, phá vòng vây ở phía bắc đe dọa lãnh thổ Mỹ, là một sự lựa chọn chiến lược tương đối khả thi của Nga.
Cụm tàu ngầm hạt nhân chiến lược Typhoon Nga |
Quân đội Nga ưu tiên mở rộng hiện diện ở Bắc Cực
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga ở khu vực Bắc Cực là vấn đề ưu tiên nhất trong tính toán của quân đội.
Đối với vấn đề Bắc Cực, Nga luôn luôn biểu hiện cứng rắn. "Chủ quyền Bắc Cực, bao gồm việc giải quyết các loại tranh chấp không phải là dựa vào điều khoản pháp luật mà là dựa vào thực lực quân sự". Mấy năm trước, thái độ của ông Putin từng gây bất mãn cho các nước khác.
Trên thực tế, kế hoạch xây dựng quân đội mạnh của Nga luôn tính toán đầy đủ tới việc triển khai quân sự ở Bắc Cực.
Vào năm 2009, Nga công bố nguyên tắc chính sách quốc gia khu vực Bắc Cực, đưa ra quy hoạch chiến lược Bắc Cực thực thiện theo từng giai đoạn, bao gồm trước năm 2020 sẽ xây dựng Bắc Cực thành cơ sở tài nguyên chính của Nga; năm 2015 hoàn thành xác nhận biên giới của Nga ở khu vực Bắc Cực, bảo đảm thực hiện "ưu thế cạnh tranh của Nga trong lĩnh vực khai thác tài nguyên năng lượng và vận tải Bắc Cực".
Tháng 8 năm 2014, ông Putin cho biết, Nga sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Bắc Cực, trong đó bao gồm khôi phục cơ sở quân sự của thời kỳ Liên Xô cũ ở khu vực Bắc Cực. 4 tháng sau, tại một hội nghị có quan chức cấp cao nhất tham gia, ông Putin cho biết, mở rộng hiện diện quân sự của Nga ở khu vực Bắc Cực là cân nhắc ưu tiên nhất của quân đội. Nga đang "tăng cường mức độ khai thác đối với khu vực có triển vọng rộng lớn này", đồng thời muốn "dùng mọi biện pháp để bảo đảm an ninh và lợi ích quốc gia của Nga ở khu vực Bắc Cực".
Máy bay ném bom chiến lược Nga |
Đến cuối năm 2014, Nga đã triển khai lực lượng quân sự ở toàn bộ biên giới vòng cung Bắc Cực dài đến 6.200 km. Năm 2014, Nga đã hoàn thành xây dựng 5 trạm radar ở khu vực Bắc Cực, đã xây dựng hệ thống phòng không Pantsir ứng phó với vũ khí chính xác cao ở quần đảo Novosibirsk. Tháng 10 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Nga đạt tiến triển nhanh chóng trên phương diện tiến quân tới Bắc Cực, lực lượng quân sự Nga sẽ bao quát toàn bộ biên giới khu vực Bắc Cực, từ thành phố cảng Murmansk đến khu vực Chukotka.
Ngoài ra, Nga đã triển khai 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey cho Hạm đội Phương Bắc để tăng cường lực lượng tấn công, hiện đang xem xét triển khai tàu ngầm thứ ba. Dựa vào kế hoạch, Nga sẽ triển khai 7 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey trong vòng 10 năm.
Giáo sư Lý Đại Quang cho rằng: "Hiện nay, pháo đài lực lượng hạt nhân trên biển của Hạm đội Phương Bắc Nga đã triển khai ở Biển Trắng giáp Bắc Băng Dương và vùng biển Barents. Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược Hải quân Nga thường xuyên tuần tra bí mật ở dưới lớp băng của Bắc Cực, rất ít bị phát hiện. Máy bay ném bom tên lửa chiến lược Không quân Nga cũng thường xuyên tuần tra trên bầu trời Bắc Cực".
Chiến lược Bắc Cực của Mỹ đưa lên cấp độ quốc gia
Cùng với việc triển khai quân sự ngày càng hoàn thiện, Mỹ lại nâng cấp chiến lược Bắc Cực lên cấp độ chiến lược quốc gia, tính toán thông qua tập trung các nguồn lực quốc gia, tăng cường vai trò ảnh hưởng, tiếng nói và quyền điều khiển trong vấn đề Bắc Cực.
Giống như Nga, Mỹ là một trong những quốc gia tham gia tranh đoạt Bắc Cực sớm nhất, cũng là một trong những nước hành động tích cực nhất.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Texas SSN-775 lớp Virginia Hải quân Mỹ |
Để tranh giành chủ động về chiến lược, năm 1941 Mỹ và Đan Mạch cùng xây dựng căn cứ không quân ở đảo Greenland. Bắt đầu từ năm 1946, máy bay Mỹ mỗi tuần hai lần tiến hành "khảo sát" Bắc Cực.
Theo Lý Đại Quang, vào các năm 1983, 1994 và 2009, Mỹ trước sau 3 lần công bố "Chỉ thị chính sách Bắc Cực", nhấn mạnh, Bắc Cực trực tiếp liên quan đến an ninh quốc gia, tài nguyên và phát triển năng lượng, khảo sát khoa học và bảo vệ môi trường của Mỹ. Năm 2003, Mỹ đấu giá quyền khai thác khí đốt Bắc Cực cho một số công ty dầu khí quốc tế để cho thấy quyền sở hữu của Mỹ đối với lãnh thổ Bắc Cực. Để tăng cường hiện diện ở khu vực Bắc Cực, Quân đội Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở tuyến Bắc Cực từ Alaska đến Iceland, đã triển khai lực lượng quân sự mạnh.
Năm 2007, Mỹ công bố văn kiện tên là "Chiến lược hợp tác hải quân thế kỷ 21" , đưa tình hình Bắc Cực vào danh sách "những thách thức thời đại mới"; năm 2008, Mỹ tổ chức diễn tập quy mô lớn "Biên cương phương bắc-2008", điều máy bay chiến đấu F-22, máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay tiếp dầu trên không, máy bay trinh sát tham diễn; năm 2009, Mỹ đề xuất thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa phòng ngự cảnh báo sớm ở khu vực Bắc Cực, đồng thời trao quyền cho Công ty Boeing nghiên cứu phát triển vệ tinh tiến vào quỹ đạo trên không Bắc Cực, cung cấp chi viện cho các hoạt động quân sự ở Bắc Cực.
Năm 2011, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra "Báo cáo hoạt động khu vực Bắc Cực", tuyên bố, trước năm 2015, sẽ chỉnh lý tài liệu tàu chiến, thiết bị và nhân viên thích hợp với thực hiện nhiệm vụ quân sự ở Bắc Băng Dương, đồng thời thăm dò tình hình của Bắc Băng Dương, làm tốt chuẩn bị cho thành lập Hạm đội Bắc Băng Dương.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ hiện diện ở Bắc Cực |
Cùng với việc bố trí quân sự ngày càng hoàn thiện, Mỹ lại nâng chiến lược Bắc Cực lên cấp độ chiến lược quốc gia, cố gắng thông qua tập trung các nguồn lực quốc gia, tăng cường vai trò ảnh hưởng, tiếng nói với quyền điều khiển trong các vấn đề Bắc Cực.
Năm 2013, Nhà Trắng công bố "Chiến lược quốc gia khu vực Bắc Cực" đầu tiên. Tháng 2 năm 2014, lại công bố "Lộ trình Bắc Cực của Hải quân Mỹ (giai đoạn 2014 - 2030)", nhằm tiến hành chuẩn bị cho hoạt động của Hải quân Mỹ ở khu vực Bắc Cực. Lộ trình này còn nhấn mạnh Hải quân Mỹ cần tiến hành hợp tác với các nước Bắc Cực khác.
Lý Đại Quang cho rằng: "Từ năm 2011 đến năm 2012, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom B-2 Quân đội Mỹ hoạt động tới tấp ở khu vực Bắc Băng Dương, Quân đội Mỹ triển khai ở Alaska cũng tăng tới trên 20.000 quân, cái vòi của Quân đội Mỹ đã vươn tới trung tâm Bắc Cực. Hải quân Mỹ đưa ra lộ trình Bắc Cực mới, đã cung cấp hỗ trợ cho hạm đội thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện khí hậu cực đoan của Bắc Cực".
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tranh chấp ý thức hệ giữa các nước chuyển hóa thành tranh chấp lợi ích.
Lý Đại Quang tổng kết cho rằng: "Tranh chấp Bắc Cực hiện nay thực chất là tranh chấp tài nguyên thiên nhiên và quyền kiểm soát tuyến đường hàng hải ở Bắc Cực. Ngoài tài nguyên dầu khí, Bắc Cực cũng đã phát hiện các tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới như đồng, nickel, plutonium, vàng, bạc, kim cương và nguyên tố hiếm. Là một trong những tuyến đường ngắn nhất nối liền đại lục Âu-Á với châu Mỹ, sự phát triển của tuyến đường hàng hải tây bắc Bắc Băng Dương sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch trọng tâm thương mại thế giới".
Máy bay ném bom B-2 Mỹ bay thử ở Bắc Cực (ảnh tư liệu) |
Cạnh tranh giữa các nước xung quanh Bắc Cực triển khai ở cấp độ quân sự
Những năm gần đây, 8 nước xung quanh Bắc Cực gồm Mỹ, Canada, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Nga đều có tham vọng đối với Bắc Cực, lần lượt tuyên bố có chủ quyền đối với khu vực Bắc Cực lân cận, cạnh tranh triển khai ở cấp độ quân sự.
Lý Đại Quang cho rằng: "Về ý nghĩa địa lý, khu vực Bắc Cực là chỉ vòng cung Bắc Cực trở về phía bắc, bao gồm khu vực rộng lớn có tổng diện tích 21 triệu km2 trong đó có Bắc Băng Dương, nhưng trong đó khoảng 8 triệu km2 đất liền và đảo đã được các nước xung quanh Bắc Cực hoàn thành phân chia. Đấu đá quân sự giữa Mỹ-Nga ở Bắc Cực đã phủ bóng đen lên triển vọng của khu vực này. Do thiếu luật pháp quốc tế liên quan, không có cơ chế phối hợp quốc tế chặt chẽ, các nước xung quanh Bắc Cực tích cực tăng cường triển khai quân sự ở Bắc Cực".
Được biết, từ năm 2001 quân đội Canada đã bắt đầu tiến hành tuần tra đối với khu vực Bắc Cực và đã thành lập hai căn cứ quân sự ở khu vực Bắc Cực. Năm 2007, Canada tuyên bố thành lập một Binh đoàn lục quân Bắc Cực để bảo vệ chủ quyền lãnh hải và đảo của Canada ở khu vực Bắc Cực.
Năm 2009, Đan Mạch tuyên bố thành lập Bộ chỉ huy liên hợp Bắc Cực, xây dựng căn cứ không quân Thule ở Greenland, thành lập lực lượng phản ứng nhanh Bắc Cực. Na Uy theo sát sau đó, di chuyển tiểu đoàn đại bản doanh bộ chỉ huy quân sự tới vòng cung Bắc Cực, đồng thời mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ để tăng cường bố trí quân sự ở Bắc Cực.
Ngoài ra, 3 nước Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển cũng chuẩn bị thành lập lực lượng phản ứng nhanh gồm hải quân, không quân của 3 nước để giám sát và răn đe hoạt động của các nước ở khu vực Bắc Cực. Các quốc gia NATO như Đan Mạch, Na Uy, Anh, Phần Lan, Thuỵ Điển hàng năm đều tổ chức diễn tập mang tên "Mũi tên trung thực", làm tốt chuẩn bị cho can thiệp xung đột Bắc Cực, Anh thậm chí điều tàu sân bay mang theo vũ khí hạt nhân tham gia diễn tập.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ |
Lý Đại Quang cho rằng, trong 8 nước xung quanh Bắc Cực có 5 nước là thành viên NATO. Khác với Nga, Mỹ ngoài phát triển lực lượng của mình ở Bắc Cực, còn lôi kéo các nước đồng minh NATO khác hỗ trợ. Từ năm 2007 đến nay, Mỹ trước sau đã tiến hành diễn tập quân sự với Anh, Pháp, Australia ở Bắc Cực, đồng thời triển khai hợp tác quân sự Bắc Cực với Canada. Chính sách Bắc Cực của Mỹ có màu sắc Chiến tranh Lạnh rõ rệt.
Mỹ là quốc gia duy nhất chưa gia nhập "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển" trong các nước xung quanh Bắc Cực, hơn nữa xét tới các nước ký kết "Tuyên bố Ilulissat" đều thừa nhận hệ thống luật biển quốc tế hiện nay là khuôn khổ quyết định giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải khu vực Bắc Cực, như vậy chỉ có Mỹ sẽ không tuân theo khuôn khổ này.
Hiện nay, Hội đồng Bắc Cực của 8 quốc gia là diễn đàn liên chính phủ khu vực quan trọng nhất về các vấn đề như môi trường và phát triển bền vững Bắc Cực, phát huy vai trò quan trọng trong các vấn đề Bắc Cực. Năm 2015, Mỹ sẽ thay thế Canada trở thành nước chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bắc Cực. Có phân tích cho rằng, Mỹ rất có thể dựa vào cơ hội quản lý vấn đề Bắc Cực để tăng cường chỉ đạo chiến lược và áp dụng hành động thực tế, đẩy nhanh tối đa hóa lợi ích của họ ở Bắc Cực.
Bắc Cực trở thành khu vực tập trung nhất triển khai tên lửa xuyên lục địa
Sau khi nổ ra Chiến tranh Lạnh, khu vực giá lạnh Bắc Băng Dương đã trở thành "vùng giao tranh" giữa Mỹ-Nga. Việc nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân là một nguyên nhân quan trọng của tiêu điểm tranh đoạt Bắc Cực.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ |
Bình luận viên quân sự Trung Quốc Chu Giang Minh cho rằng, cùng với kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, Bắc Băng Dương không còn là khu vực cấm không thể vượt qua của loài người, trong khi đó, nhân vật chính triển khai đấu đá quyết liệt ở Bắc Cực là tàu ngầm hạt nhân.
Ngày 26 tháng 7 năm 1958, tàu ngầm hạt nhân Nautilus Mỹ đã chạy xuyên Bắc Băng Dương thành công, vươn tới điểm Bắc Cực. Từ đây, Bắc Băng Dương trở thành "nơi luyện binh" của các nước lớn hạt nhân trên thế giới. Việc gia tăng hoạt động của Mỹ ở khu vực Bắc Cực đã gây cảnh giác cho Liên Xô cũ, vì vậy đã nhanh chóng nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân để đối phó với họ.
Một cuộc "đối đầu" nguy hiểm nhất là sự kiện vào ngày 12 tháng 4 năm 1961, tàu ngầm tên lửa đạn đạo động cơ hạt nhân K-19 của Liên Xô cũ khi lặn ở biển Barents hầu như đã va chạm với Nautilus.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động ở Bắc Cực, tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô cũ đã giải quyết vấn đề tên lửa bắn dưới nước, đã thử nghiệm vũ khí trang bị mới, đã giành được ưu thế chiến lược ở Bắc Cực, cũng đã bảo đảm cho sự cân bằng chiến lược của Liên Xô cũ trong Chiến tranh Lạnh.
Theo Chu Giang Minh, kẻ thù tự nhiên lớn nhất của tàu ngầm hạt nhân là máy bay trực thăng săn ngầm hoặc máy bay. Bắc Băng Dương được rất nhiều lớp băng bao phủ, tàu ngầm có thể dựa vào để che đậy tung tích của mình. Máy bay săn ngầm và trực thăng của địch không thể chọc thủng lớp băng để tấn công tàu ngầm. Cho nên, tàu ngầm hạt nhân ở đây có thể không bị đe dọa từ trên không, tùy ý hành động. Liên Xô cũ phát hiện Bắc Băng Dương là khu vực tốt để tàu ngầm ẩn núp, căn cứ chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô cũng ở khu lân cận vòng cung Bắc Cực.
Quân đội Nga tổ chức diễn tập quân sự ở khu vực Bắc Cực (ảnh tư liệu) |
Mỹ và Liên Xô rất quan tâm đến tính chất đặc biệt về vị trí địa lý của Bắc Cực
Được biết, do tên lửa đạn đạo ban đầu nghiên cứu chế tạo có tầm bán khá gần, cơ sở bắn phải hết sức tới gần lãnh thổ địch giả định. Đối với Mỹ và Liên Xô, bắn tên lửa vào đối phương, phương hướng Bắc Cực có con đường ngắn nhất. Vì vậy, hai bên đều đã nhanh chóng triển khai rất nhiều bãi bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mặt đất ở bờ biển Bắc Băng Dương. Rất nhanh, khu vực Bắc Cực trở thành khu vực triển khai tập trung nhất tên lửa xuyên lục địa trên thế giới.