Máy bay ném bom tàng hình PAK-DA Nga từng được đăng tải trên mạng |
Tờ “Izvestia” Nga ngày 4/3 có bài viết cho rằng, Không quân Nga vừa xác nhậc phương án nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ thứ năm, quyết định do Cục thiết kế Tupolev phụ trách nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom tàng hình dưới tốc độ âm thanh kiểu mới, thay thế cho máy bay ném bom Tu-95MS và Tu-160 hiện có.
Nếu tất cả thuận lợi, Nga sẽ trở thành nước thứ hai sau Mỹ sở hữu máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ thứ năm.
Theo thông tin năm 2010 của hãng ITAR-TASS, loại máy bay ném bom này sẽ được tiến hành chế tạo tại Nhà máy máy bay Kazan Nga.
Theo cách nói chính thức của Nga, loại máy bay ném bom này được gọi là “hệ thống hàng không tương lai của lực lượng hàng không tầm xa”, tức là máy bay ném bom PAK-DA (tiếng Nga gọi là ПАК ДА).
Còn máy bay chiến đấu T-50 được biết tới hiện nay vốn có tên gọi là PAK-FA. Chữ “D” của PAK-DA làm nổi bật “tầm xa”, còn chữ “F” của PAK-FA nhấn mạnh đến “tuyến trước/tiền phương”.
Theo tờ “Izvestia”, phương án máy bay ném bom chiến lược tàng hình có tốc độ dưới âm thanh do Cục thiết kế Tupolev đưa ra sẽ áp dụng bố cục cánh máy bay, tức là tương tự với máy bay ném bom B-2 của Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược B-2 Mỹ |
Nga cho biết, máy bay ném bom mới sẽ thay thế cho máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160 vốn có. Nhưng, khả năng thay thế toàn diện là không lớn.
Nga hiện có 55 máy bay ném bom Tu-95 và 16 máy bay ném bom Tu-160, để thay thế toàn bộ thì phải chế tạo được 71 máy bay ném bom mới. Cho dù máy bay ném bom mới có tính năng gấp 3 lần thì cũng cần hơn 20 chiếc.
Nhưng, kể cả Mỹ cũng chỉ chế tạo 21 máy bay ném bom B-2 và đã duy trì rất nhiều máy bay ném bom B-52 và B-1. Vì vậy, nếu máy bay ném bom mới của Nga có thể kiểm soát tốt giá cả chế tạo, không làm chậm chu kỳ sản xuất, lượng trang bị nhiều nhất sẽ không hơn 30 chiếc.
Nhưng, T-50 của Nga đã tìm được đối tác hợp tác như Ấn Độ, song PAK-DA có thể tìm được đối tác nước ngoài như vậy hay không?
Trong bối cảnh kinh tế Nga không ổn định lắm và thực lực công nghiệp hàng không co lại, Nga có thể bảo đảm nghiên cứu phát triển và sản xuất máy bay ném bom mới không? Câu trả lời là không lạc quan lắm.
Nếu có sai lầm, chi phí chế tạo máy bay ném bom mới của Nga sẽ tiếp tục tăng lên, số lượng trang bị sẽ giảm mạnh.
Máy bay ném bom tàng hình PAK-DA Nga được đăng tải trên mạng |
Sở dĩ máy bay ném bom mới của Nga chỉ có thể phối hợp sử dụng với máy bay ném bom hiện có là do việc tuần tra sẵn sàng chiến đấu của máy bay ném bom quân Nga có ý nghĩa răn đe lớn hơn so với ý nghĩa chiến đấu thực tế.
Máy bay ném bom tương lai của Nga không thể giống máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160 hiện nay, tiến hành cuộc đối đầu trên không với các nước NATO và Nhật Bản không những sẽ phải chi phí rất lớn, mà máy bay ném bom chiến lược tàng hình bộc lộ lâu trước các thủ đoạn do thám trên không, mặt đất của đối thủ, sẽ làm suy yếu rất lớn tính năng đột phá phòng không tàng hình của nó, giảm thấp giá trị sử dụng.
Một vấn đề đáng chú ý của máy bay ném bom mới của Nga chính là phương hướng sử dụng. Nga không có căn cứ quân sự cỡ lớn ở nước ngoài, vì vậy sở hữu máy bay lực lượng hàng không chiến lược có thể cất cánh từ lãnh thổ để tiêu diệt các mục tiêu có cự ly xa rõ ràng rất quan trọng.
Nhưng, điểm khác của Nga so với Mỹ là, vị trí của họ không phải là châu Mỹ giữa hai đại dương, mà là đại lục Âu-Á. Vì vậy, phương hướng có khả năng triển khai của họ gồm có hướng Bắc Âu của Phần Lan, hướng Trung Đông bao trùm lên khu vực xung quanh biển Đen, hướng Nhật Bản ở Viễn Đông và hướng vượt qua Bắc Cực nhằm vào Mỹ.
Nhưng, do ở khu vực xung quanh Nga có sự bố trí dày đặc các loại radar chính xác cao và hệ thống cảnh báo sớm trên không, môi trường triển khai của chúng xấu hơn nhiều so với B-2 của Mỹ. Mặc dù họ áp dụng thiết kế tàng hình, khả năng bộc lộ hành động tác chiến vẫn rất lớn.
Máy bay ném bom Tu-95MS Nga |
Máy bay ném bom Tu-160 Nga |
Máy bay ném bom B-52H Mỹ |