Nga, Syria "phản pháo" đe dọa của Tổng thống Obama

22/08/2012 06:09
Anh Vũ (Nguồn Reuters)
(GDVN) - Phó Thủ tướng Syria Qadri Jamil cho rằng phương Tây đang tìm kiếm một cái cớ để can thiệp, đặt việc tập trung vũ khí hóa học của Syria bên cạnh cuộc xâm lược vào Iraq năm 2003 bởi các lực lượng do Mỹ dẫn đầu và cố tìm kiếm bằng chứng chứng minh cho nghi ngờ rằng Saddam Hussein đang che giấu vũ khí hủy diệt hàng loạt.

> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 
> Mục mới: Nóng trên mạng

Ngày 21/8, Nga đã cảnh báo phương Tây chống lại hành động đơn phương về vấn đề Syria, một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đe dọa sẽ có "những hậu quả nghiêm trọng" cho Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học hoặc thậm chí di chuyển chúng trong một động thái hăm dọa.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau khi gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cho biết, Moscow và Bắc Kinh đã cam kết về "sự cần thiết phải tuân thủ đúng các quy tắc của luật pháp quốc tế ... và không cho phép họ (Mỹ và phương Tây) có các hành vi vi phạm nào".
Tuyên bố trên là một lời nhắc nhở những sự chia rẽ gây cản trở nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột 17 tháng qua đang ngày càng dâng cao giữa phe đối lập Hồi giáo Sunni chống lại dân tộc thiểu số Alawite của Tổng thống Bashar al-Assad.
Sau khi gặp ông Lavrov tại Moscow, Phó Thủ tướng Syria Qadri Jamil cho rằng phương Tây đang tìm kiếm một cái cớ để can thiệp vào nước này. Việc Mỹ tập trung vào vũ khí hóa học của Syria chỉ là cái cớ và không khác gì cuộc chiến Iraq năm 2003 bởi các lực lượng do Mỹ dẫn đầu đã cố tìm kiếm bằng chứng chứng minh cho nghi ngờ rằng Saddam Hussein đang che giấu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
"Việc can thiệp quân sự trực tiếp tại Syria là không thể bởi vì bất cứ ai nghĩ về nó có thể thấy sẽ hướng tới một cuộc đối đầu lan rộng vượt ra khỏi biên giới của Syria" - ông Jamil nói trong một cuộc họp báo.

Các thành viên của phái bộ quan sát viên Liên Hợp Quốc tại Syria đã rời tỉnh Homs vào ngày 20/8.
Các thành viên của phái bộ quan sát viên Liên Hợp Quốc tại Syria đã rời tỉnh Homs vào ngày 20/8.

Trong một diễn biến khác, ở một trong những khu vực chiến đấu mới nhất, quân đội và xe tăng tràn ngập vùng Mouadamiya, ngoại ô Damascus vào ngày 21/8, cũng là ngày thứ hai của cuộc tấn công để giành lại quyền kiểm soát của khu vực.
Liên Hợp Quốc cho biết, hơn 18.000 người đã thiệt mạng trong một cuộc chiến mà đang ảnh hưởng đến các nước lân cận. Tại Lebanon, ít nhất 5 người đã thiệt mạng trong bạo lực sắc tộc liên quan tới cuộc xung đột Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga và Trung Quốc đã phản đối can thiệp quân sự ở Syria trong suốt cuộc nổi dậy. Họ đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được hỗ trợ bởi các quốc gia phương Tây và Ả Rập vốn có thể gây ra nhiều áp lực cho Damascus để chấm dứt bạo lực.
Anh Vũ (Nguồn Reuters)