Nga triển khai máy bay chiến đấu Su-35 ở khu vực đối diện đông bắc Trung Quốc |
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 15 tháng 6 dẫn tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 13 tháng 6 đưa tin, Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch xây dựng Vành đai kinh tế con đường tơ lụa vắt ngang đại lục Âu-Á, vì vậy vài trò ảnh hưởng ở Trung Á mở rộng.
Để tiến hành đề phòng, Nga dự định nắm quyền chủ động trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, đồng thời hy vọng trong cuộc đấu với các nước phát triển Nhật Bản Mỹ và châu Âu (nhóm G7), giành được vị thế "ngang hàng" với Trung Quốc.
Theo bài báo, Tổng thống Nga Putin tháng 7 sẽ chủ trì hội nghị các nhà lãnh đạo Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và các nước BRICS ở Ufa miền nam.
Các nước thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đều muốn tham gia Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) do Trung Quốc đóng vai trò chi phối.
Nga triển khai máy bay chiến đấu Su-35 ở khu vực đối diện đông bắc Trung Quốc |
Các nước Trung Á gặp khó khăn kinh tế do giá cả tài nguyên trượt dốc, do đó, họ đang nhanh chóng tiếp cận với Trung Quốc, làm cho Nga ngày càng cảm thấy lo lắng.
Do vấn đề Ukraine và xung đột gay gắt với Âu-Mỹ, Nga đã lâm vào suy thoái kinh tế, bản thân họ cũng đã gia tăng lệ thuộc vào Trung Quốc. Xung quanh kế hoạch Vành đai kinh tế con đường tơ lụa, Nga muốn duy trì thế cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc thì chỉ có dựa vào sức mạnh quân sự.
Quân đội Nga cho rằng, cần tăng 50% quy mô quân đồn trú ở Tajikistan hiện nay lên 9.000 quân, đồng thời cần triển khai máy bay không người lái ở căn cứ không quân của Kyrgyzstan.
Các nước như Tajikistan tiếp giáp với Afghanistan, họ lo ngại Taliban và tổ chức cực đoan "Nhà nước Hồi giáo" (IS) thâm nhập. Quốc gia Trung Á này cũng lo sợ kinh tế chuyển biến xấu, làm xuất hiện phong trào chống chính phủ. Nga nắm được cơ hội này đúng lúc.
Nga triển khai máy bay chiến đấu Su-35 ở khu vực đối diện đông bắc Trung Quốc |
Quan chức ngoại giao Châu Âu phân tích cho rằng: "Trên phương diện duy trì sự ổn định của Trung Á và loại bỏ vai trò ảnh hưởng của Mỹ-Âu, Trung Quốc và Nga có quan hệ lợi hại thống nhất, nhưng Trung Quốc còn thể hiện thái độ tiêu cực đối với vấn đề tham gia bảo đảm an ninh khu vực.
Trung Quốc và Nga có thể sẽ tiến hành phân công nhiệm vụ, trong đó Trung Quốc phụ trách kinh tế, còn Nga phát huy vai trò quân sự".