Hãng tin Interfax của Nga đã thông báo về thông tin trên, đồng thời cho hay chiếc tàu ngầm Kilo 636 này đã qua giai đoạn thử nghiệm đầu tiên một cách thành công với gần 60 giờ dưới nước.
Quan chức Trung Quốc giở giọng "cùng khai thác" dầu khí ở Biển Đông
(GDVN) - Luật pháp của Trung Quốc không thể điều chỉnh hoạt động ở vùng biển, vùng trời, vùng đất không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Giai đoạn thử nghiệm thứ hai sẽ được tiến hành cuối tháng 8-đầu tháng 9, để sau đó chuyển giao cho phía Việt Nam vào tháng 11.
Cho tới nay, Việt Nam đã nhận từ Nga 2 chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Năm 2009, Việt Nam và Nga ký hợp đồng cung cấp sáu chiếc tàu ngầm sử dụng cả diesel và điện trị giá nhiều tỷ đôla.
Các tàu ngầm Việt Nam mua từ Nga là các tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở St Petersburg.
Chiếc đầu tiên mang số hiệu HQ-182 và mang tên Hà Nội đã được chính thức bàn giao cho Hải quân Việt Nam hôm 15/1/2014.
Sau các tàu TP HCM và Hải Phòng sẽ là tàu mang tên Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tàu ngầm Kilo là tàu ngầm thế hệ thứ ba. Đây là loại tàu ngầm hiện đại, trên có hệ thống tên lửa chống hạm Club của Nga.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m và có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.
Việc sở hữu một đội tàu ngầm được cho là sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ của hải quân Việt Nam trong bối cảnh nhiều phức tạp và căng thẳng trên biển, nhất là ở Biển Đông.
Tuy nhiên, quá trình huấn luyện thủy thủ đoàn sẽ còn tốn nhiều thời gian. Việt Nam, ngoài Nga, còn kêu gọi trợ giúp của Ấn Độ trong huấn luyện tàu ngầm.
Gần đây, dư luận nói nhiều tới khả năng Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Một số nhà bình luận đã đề cập tới những mặt hàng mà Việt Nam có thể sớm mua từ Mỹ.
Tác giả Lê Ngọc Thống, cựu sỹ quan hải quân, viết trên báo Đất Việt rằng trước hết Việt Nam nên mua Thiết bị phát âm thanh tầm xa (Long Range Acoustic Device – LRAD), hay còn gọi là Vũ khí âm thanh để sử dụng trên các tàu cảnh sát biển.
Đây là loại thiết bị có thể tạo ra âm hưởng tối đa 146 dB, cao hơn giới hạn gây đau đớn cho con người (120-130 dB).
Ông nói chúng có thể là biện pháp "răn đe hữu hiệu" đối với các tàu thuyền của Trung Quốc.
Loại vũ khí thứ hai cần mua ngay, theo ông Lê Ngọc Thống, là máy bay tuần tra trinh sát, tác chiến chống ngầm P-3C Orion.
Ông nói, lý do là vì chống ngầm trong phòng thủ biển của Việt Nam cực kỳ quan trọng và mang tầm chiến lược.
Theo BBC