Một buổi chiều cuối tháng 4, chúng tôi gặp ông trong góc quán cà phê trên đường Hai Bà Trưng, Hà Nội. Lần đầu tiên tôi gặp ông và cũng lần đầu tiên tôi được trực tiếp nghe ông kể về những ngày tháng ông làm phóng viên chiến trường của Tổng cục Chính trị và của Thông tấn xã Việt Nam. Ông là nhà báo Đậu Ngọc Đản - một nhà báo từng qua nhiều chiến trường, từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và những hy sinh, mất mát.
Nhà báo Đậu Ngọc Đản (Ảnh: ANTGCT) |
Ông luôn tự hào rằng trong cuộc đời 40 năm làm báo mình: “So với các lớp đàn anh, các bậc cha chú thời kỳ chống Pháp và giai đoạn đầu chống Mỹ, công việc của mình có nhiều thuận lơi hơn. "Tôi bước vào nghề làm báo trong giai đoạn là quân đội ta đang trải qua thời kỳ quyết chiến và quyết thắng. Đó là giai đoạn có những bước đột phá để tạo nên ngày thống nhất đất nước. Cả thế hệ làm báo chúng tôi đều trải qua giai đoạn như thế nhưng so với các bạn đồng nghiệp, tôi có măy mắn hơn là đi qua quãng đường để phản ánh cuộc chiến đấu hết sức dũng cảm của quân đội và nhân dân ta vào những thời điểm lịch sử”.
Đã 38 mùa xuân, đất nước hoàn toàn thống nhất. Cứ mỗi dạo gần đến ngày 30/4, “Bài ca Thống nhất” lại vang lên đầy da diết, xen lẫn niềm hân hoan là những tưởng nhớ đến các chiến sỹ đã nằm lại nơi đất lạnh chiến trường. Hy sinh là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ cuộc chiến nào…
Khi nghe lời đề nghị của tôi muốn nghe ông kể về những hy sinh trước giờ độc lập, ông hơi lặng người đi rồi gật đầu đồng ý. Ông châm điếu thuốc lá và rít hơi dài rồi chậm rãi kể lại.
“Nhắc lại chiến tranh là không chỉ nhắc lại về truyền thống của quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu mà chắc chắn còn phải nhắc đến những hy sinh mất mát mà các thế hệ sau phải tri ân, ghi nhớ. Đó là những sự hy sinh cao cả của bao nhiêu con người mà họ không được hưởng phẩn giá trị đích thực sau ngày chiến thắng.
Các thế hệ làm báo khác nhau đều chứng kiến sự hy sinh đó – những sự hy sinh của cả một thế hệ mà đến nay đã trở thành những tượng đài bất tử và Tổ quốc ghi công họ nhất là ở Quảng Trị, ở Trường Sơn cũng như ở các địa danh khác ở miền Nam. Khắp đất nước Việt Nam, ở đâu cũng có biểu tượng chiến thắng, ở đâu cũng có nghĩa trang liệt sỹ.
Chính những người đã nằm xuống tạo nên những tượng đài chiến thắng nhưng từng con người một đã phải chịu thiệt thòi, những người thân của họ đã phải chịu thiệt thòi mà không có gì có thể bù đắp nổi. Cuộc đời họ chỉ có vì đất nước. Cả đất nước này được hưởng thành quả của chiến thắng nhưng bản thân họ không được hưởng thắng lợi ấy”.
“Cho đến nay chúng ta vẫn chưa đền đáp được sự hy sinh đó. Có những sự hy sinh luôn khắc khoải, luôn hiển hiện trong tôi”, nhà báo Ngọc Đản tâm sự.
Câu chuyện từ một bức ảnh
Nhà báo Ngọc Đản bắt đầu kể: “Tôi còn nhớ, bác Lê Văn Lâm là trưởng ban tổ chức cán bộ của Thông tấn xã Việt Nam có người con trai tên là Lê Văn Ninh. Khi vào Quảng Trị, tôi gặp anh ở mặt trận Ái Tử (cửa ngõ từ phía Bắc vào Thành cổ Quảng Trị) đang chiến đấu ở đó. Tôi đã chụp lại hình ảnh của anh Lê Văn Ninh mà không biết bố mẹ của anh là ai mà chỉ biết quê của anh.
Anh Lê Văn Ninh vốn là dân (Đại học) Bách Khoa, cuối năm 1971 nhập ngũ và sau mấy tháng tập luyện thì đã có mặt ở mặt trận này. Sau khi chụp ảnh xong, tôi viết bài và gửi về Thông tấn xã Việt Nam và đăng hình ảnh của anh ấy lên.
Khi tôi được biệt phái sang Thông tấn xã Việt Nam làm phóng viên chiến tranh của Thông tấn xã, bác Lê Văn Lâm nhận ra người trong bức ảnh kia là con trai mình. Sau năm 1972, tôi về và bác ấy nhắc lại bức ảnh đó.
Trong tôi lúc đó chỉ có một niềm tự hào nhưng tôi đâu có ngờ rằng đó lại liên quan đến một nỗi đau, một sự mất mát rất lớn của gia đình bác Lê Văn Lâm. Sau đó, bác Lâm mới nói với tôi rằng, sau lần tôi gặp anh Lê Văn Ninh đó thì anh ấy đã hy sinh và bây giờ đã 40 năm, gia đình vẫn chưa tìm thấy hài cốt anh.
Anh Lê Văn Ninh (người cầm ống nhòm) ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972. (Ảnh: Ngọc Đản) |
Anh Lê Văn Ninh vốn là dân (Đại học) Bách Khoa, cuối năm 1971 nhập ngũ và sau mấy tháng tập luyện thì đã có mặt ở mặt trận này. Sau khi chụp ảnh xong, tôi viết bài và gửi về Thông tấn xã Việt Nam và đăng hình ảnh của anh ấy lên.
Khi tôi được biệt phái sang Thông tấn xã Việt Nam làm phóng viên chiến tranh của Thông tấn xã, bác Lê Văn Lâm nhận ra người trong bức ảnh kia là con trai mình. Sau năm 1972, tôi về và bác ấy nhắc lại bức ảnh đó.
Trong tôi lúc đó chỉ có một niềm tự hào nhưng tôi đâu có ngờ rằng đó lại liên quan đến một nỗi đau, một sự mất mát rất lớn của gia đình bác Lê Văn Lâm. Sau đó, bác Lâm mới nói với tôi rằng, sau lần tôi gặp anh Lê Văn Ninh đó thì anh ấy đã hy sinh và bây giờ đã 40 năm, gia đình vẫn chưa tìm thấy hài cốt anh.
Bác Lê Văn Lâm đã kể cho tôi nghe về con người và cuộc đời của anh Lê Văn Ninh. Tôi đã biết được thêm về một người chiến sỹ trong số rất nhiều chiến sỹ của chúng ta đã hy sinh tại Thành cổ Quảng Trị. Đó chính là bức ảnh kỷ niệm cuối cùng của gia đình bác Lê Văn Lâm về người con trai duy nhất của mình.
Chuyện như đùa: Trung đội trưởng không biết mặt lính của mình
Sự hy sinh của anh Lê Văn Ninh cũng giống như sự hy sinh của biết bao thanh niên khác – những người lên đường ra trận với “lòng phơi phới dậy tương lai”. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã từng viết về sự hy sinh tại Thành cổ Quảng Trị: “Nếu tất cả trở về đông đủ/ Sư đoàn ta sẽ thành mấy sư đoàn”. Số lượng những người còn lại ít hơn nhiều so với số người đã hy sinh.
Quân ta ngăn chặn địch tái chiếm Thành cổ Quảng Trị. (Ảnh tư liệu) |
Ngày 19/6/1972, quân lực Việt Nam Cộng hoà đã dùng súng phun lửa phun vào từng căn hầm, từng chiến hào của chúng ta. Tại thành cổ Quảng Trị, có cả câu chuyện Trung đội trưởng không biết mặt chiến sỹ mình như thế nào bởi cứ lớp người này ngã xuống thì lớp chiến sỹ khác xông lên thế chỗ.
Tôi đã từng chứng kiến một sự việc như thế. Đó là một anh Trung đội trưởng khi mới được điều động vào thành cổ Quảng Trị bấm đèn pin vào danh sách mà đọc tên các chiến sỹ của mình và phân công họ đi về các hướng để chốt giữ mà không biết mặt chiến sỹ của mình như thế nào. Trong cuộc chiến ác liệt như thế thì hy sinh là điều không thể tránh khỏi và sau lần phân công nhiệm vụ đó, nhiều người đã không còn…”.
(còn nữa)
Tuệ Minh