Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Trung Quốc (ảnh minh họa) |
Hãng Kyodo, Nhật Bản ngày 20 tháng 3 đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 20 tháng 3 cho biết, vào đêm ngày 19 tháng 3, máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã phát hiện một chiếc tàu ngầm đang hoạt động dưới lòng biển ở khu vực tiếp giáp lân cận đảo Miyako, tỉnh Okinawa. Tàu ngầm này hoạt động ở khu vực tiếp giáp vào sáng ngày 20 tháng 3, nhưng không đi vào lãnh hải Nhật Bản.
Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, tàu ngầm này "có thể là tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc". Theo báo Trung Quốc, tàu ngầm hoạt động ở khu vực tiếp giáp là hành động không vi phạm luật pháp quốc tế.
Lần này, tàu ngầm đã đi vào khu vực tiếp giáp, đêm ngày 19 tháng 3 tiến theo hướng tây bắc dọc khu tiếp giáp mạn đông của đảo Miyako, sáng ngày 20 tháng 3 chạy khỏi khu tiếp giáp theo hướng tây bắc dọc phía đông bắc của đảo Miyako.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết: “Tình hình tàu ngầm hoạt động ở vùng biển sát lãnh hải đáng quan ngại”, nhưng lấy lý do liên quan đến khả năng thu thập thông tin, không chính thức công bố quốc tịch của tàu ngầm.
Nếu có tàu ngầm chạy vào lãnh hải của Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch hạ đạt chỉ lệnh hành động cảnh báo sớm trên biển cho Lực lượng Phòng vệ để ứng phó.
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga. Hiện nay, Trung Quốc sở hữu 12 tàu ngầm lớp này. |
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, vào tháng 5 năm 2013, tàu ngầm tình nghi của Hải quân Trung Quốc từng ba lần bị phát hiện hoạt động ở khu vực tiếp giáp của Nhật Bản ở gần đảo Kagoshima và tỉnh Okinawa.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản coi hành động này của Trung Quốc là tín hiệu hoạt động tới tấp của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, duy trì cảnh giác đối với vấn đề này.
Nguồn tin từ Tân Hoa xã, báo “Hoàn Cầu” Trung Quốc năm 2013 cho biết, trong 3 lần tàu ngầm xâm nhập khu vực tiếp giáp của Nhật Bản vào tháng 5 năm 2013 (các ngày 2, 12 và 19 tháng 5 năm 2013), Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận định, có 2 lần xâm nhập là tàu ngầm thông thường lớp Nguyên của Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Nguyên là tàu ngầm do Trung Quốc tự chế tạo dựa trên nền tảng tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga, dùng để tác chiến với quân đội đối phương tại “biển gần”, chính thức biên chế năm 2006.
Báo Trung Quốc tuyên truyền, loại tàu này lắp hệ thống AIP, có thể hoạt động lâu dưới nước. Nhưng, mặc dù như vậy, Trung Quốc luôn để ý đến mua sắm tàu ngầm AIP lớp Lada của Trung Quốc.
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm lớp Nguyên của Hải quân Trung Quốc |
Theo báo Trung Quốc, tàu ngầm xâm nhập khu vực tiếp giáp có một số mục đích như thu thập tin tức tình báo (như theo dõi các động thái của tàu chiến đối phương), khẳng định sự hiện diện, gây sức ép cho nước đối tượng, có hiệu quả răn đe.
Bài báo cho rằng, tàu ngầm luôn phát huy vai trò răn đe có hiệu quả, mối đe dọa lớn nhất đối với tàu sân bay chính là tàu ngầm. Báo Nhật cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động tàu ngầm là để răn đe tàu sân bay Mỹ xâm nhập “biển gần” xung quanh Trung Quốc.
Ngoài ra, để đưa tàu sân bay vào sử dụng chiến đấu thực tế, Trung Quốc đang tăng tốc chế tạo tàu ngầm để đóng vai trò yểm trợ. Tàu ngầm lớp Nguyên được cho là đang được Trung Quốc tập trung chế tạo hàng loạt. Trung Quốc cũng đã sở hữu 12 tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga.
Theo truyền thông Trung Quốc, trong cuộc tập trận chung với Nga trên biển gần đây nhất, hai bên đã tập khoa mục săn ngầm, trong đó “quân xanh” là tàu ngầm lớp Kilo Nga.
Báo Trung Quốc cho rằng, việc tàu ngầm lớp Kilo Nga tham gia tập khoa mục này chắc chắn sẽ để lộ những tính năng, chiến thuật… mà Trung Quốc muốn nắm bắt. Đây là điều rất đáng chú ý.
Từ hình ảnh có thể thấy 4 tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn của Trung Quốc (ảnh nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Trong khi đó, báo Trung Quốc dẫn tờ “Strategy Page” Mỹ ngày 8 tháng 4 năm 2013 cho biết, Hải quân Trung Quốc hiện có 13 tàu ngầm lớp Tống Type 039, 12 tàu ngầm lớp Kilo (mua của Nga), 7 tàu ngầm lớp Nguyên và 18 tàu ngầm lớp Minh (phiên bản cải tiến của lớp Romeo Nga).
Ngoài ra, Trung Quốc được cho là sở hữu một số tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu ngầm hạt nhân chiến lược và đang tiếp tục tìm cách nghiên cứu phát triển, song gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, theo chuyên gia Trung Quốc, việc Nhật Bản nhiều lần phát hiện tàu ngầm lạ cho thấy, khả năng săn ngầm của Nhật Bản rất mạnh, đây là một mối đe dọa không nhỏ của Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc có đường bờ biển dài, nhưng là nước có địa lý “bất lợi” về mặt luật biển, hầu như mọi con đường đi ra Thái Bình Dương đều bị các nước láng giềng kiểm soát.
Trung Quốc muốn mua tàu ngầm diesel AIP lớp Lada của Nga |