Nhật Bản sẽ bổ sung 2 tàu khu trục Aegis lớp Atago |
Mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 18 tháng 11 đăng bài viết "Nhật Bản sẽ đặt trọng điểm quan tâm vào nâng cấp tên lửa Patriot PAC-3 và tàu khu trục lớp Atago" cho rằng, kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản được tiến hành xoay quanh việc tăng cường tàu khu trục Aegis và nâng cấp tên lửa Patriot, để chống lại mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Nhật Bản muốn "chia sẻ khó khăn" với Mỹ
Điều quan trọng hơn lúc này của Nhật Bản là phát triển năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu hạn chế để phá hủy bãi bắn tên lửa của địch. Đợi đến sau khi máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 đi vào hoạt động, họ sẽ có năng lực này.
Nhưng, nếu nhìn vào tương lai, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có lẽ cân nhắc dùng một loại hệ thống đã trải qua kiểm nghiệm thực tế - chẳng hạn hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) để tăng cường phòng thủ lớp thứ ba, coi đây là lớp quá độ giữa tàu khu trục Aegis và hệ thống phòng không PAC-3. Trong phạm vi phòng vệ của Nhật Bản còn có người quan tâm tới năng lực cảnh báo sớm trên vũ trụ.
Cải tiến tàu Aegis là sản phẩm phụ trong các động thái gần đây của Chính phủ Nhật Bản (cho phép tiến hành tự vệ tập thể hạn chế).
Căn cứ vào "Kế hoạch phòng vệ trung hạn" thời gian 5 năm, Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ mua sắm 2 tàu khu trục lớp Atago kiểu mới nhất (DDG-177 và DDG-178) - đơn đặt hàng sẽ đệ trình vào năm 2015 và năm 2016, 2 tàu chiến này sẽ bắt đầu biên chế vào năm 2020 đến năm 2021.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo |
Tuy vẫn chưa biên chế, nhưng những cải tiến công nghệ đối với 2 tàu khu trục này đã được khởi động. Chẳng hạn, Công ty Lockheed Martin gần đây đã tuyên bố một hợp đồng trị giá tổng cộng 53,5 triệu USD để phát triển và thử nghiệm chương trình máy tính và thiết bị theo tiêu chuẩn hiện đại Aegis của Nhật Bản, từ đó tăng cường năng lực cho 2 tàu chiến lớp Atago.
Mặc dù 2 tàu mới sẽ đưa số lượng tàu khu trục Aegis trên danh nghĩa của Lực lượng Phòng vệ Biển tăng lên 8 chiếc, nhưng 2 tàu khu trục lớp Hatakaze đến lúc đó cũng nghỉ hưu.
Vì vậy, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu an ninh và quốc tế Narushige Michishita, Đại học nghiên cứu chính sách Nhật Bản cho rằng, trọng điểm ở chỗ chất lượng, chứ không phải số lượng.
Mấu chốt của tàu khu trục lớp Atago là tên lửa SM-3 Block IIA lớn hơn, năng lực mạnh hơn. Loại tên lửa này do Công ty Raytheon và Công nghiệp nặng Mitsubishi cùng nghiên cứu phát triển, tầm bắn khoảng 2.500 km, đường kính đầu đạn sát thương lớn hơn, tính cơ động mạnh hơn, bộ cảm biến cũng cao cấp hơn.
Narushige Michishita nói: "SM-3 Block IIA sẽ có thể ứng phó mối đe dọa của CHDCND Triều Tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng còn ở chỗ, chúng cũng sẽ có năng lực nhất định để ứng phó tên lửa đến từ Trung Quốc. Đây là một bước đi tự nhiên tiến hành nâng cấp hiện đại hóa hệ thống cũ của chúng tôi".
Đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Trên không sẽ dùng "thiết bị đánh chặn cải tiến phân đoạn tên lửa" (MSEI) mạnh hơn để tiến hành nâng cấp đối với 2 trong 6 hệ thống tên lửa PAC-3.
Quan trọng hơn sẽ là vai trò của khoảng 42 máy bay chiến đấu F-35 (những máy bay này sẽ phân thành các tốp) và 3 máy bay tiếp dầu trên không do Lực lượng Phòng vệ Trên không mua sắm - những máy bay này sẽ giúp cho Nhật Bản có năng lực nhất định để tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu đối với bãi bắn tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot Nhật Bản |
Narushige Michishita cho rằng: "PAC-3 được coi là hệ thống dự bị được sử dụng trong tình huống vạn bất đắc dĩ, nguồn nhân lực, vật lực của Lực lượng Phòng vệ Trên không rất có hạn. Cải tiến công nghệ mà không phải tăng số lượng tên lửa một cách đơn thuần là một biện pháp tốt, nhưng (Lực lượng Phòng vệ Trên không) coi trọng máy bay chiến đấu F-35 hơn".
Máy bay chiến đấu F-35 sẽ phát huy một loại vai trò chính trị, tức là thể hiện độ tin cậy - Nhật Bản là một đối tác đồng minh. Nó cho thấy Nhật Bản có năng lực mạnh hơn, có thể tích cực chủ động tiến hành tự vệ, chứ không chỉ là ngồi chờ Mỹ tiếp viện.
Theo Narushige Michishita: "Nếu không có năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu mạnh, chúng tôi sẽ đề nghị Mỹ hết sức nỗ lực vì chúng tôi, trong khi đó điều này sẽ làm cho Mỹ đối mặt với khó khăn hơn về mặt chính trị".
Ứng phó mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên
Giáo sư Chris Hughes, nhà nghiên cứu vấn đề Nhật Bản và chính trị quốc tế, Đại học Warwick cho rằng, phải đặt việc Nhật Bản không ngừng tăng cường năng lực Aegis vào bối cảnh lớn của quyết định mang tính lịch sử đưa ra vào ngày 1 tháng 7 của nội các Nhật Bản để xem xét, quyết định này cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể có hạn.
Tên lửa Taepodong-2 của CHDCND Triều Tiên tầm bắn 6.700 km |
Chris Hughes nói: "Một trường hợp giả thiết trong đó là đánh chặn tên lửa nhằm vào lãnh thổ Mỹ. Tôi cho rằng, điều này có nghĩa là tên lửa Taepodong-2 nhằm vào Guam, nhưng có thể cũng sẽ nhằm vào khu vực xa hơn.
Tôi biết có một số nhà hoạch định quốc phòng Nhật Bản nói đằng sau rằng, trường hợp này hầu như hoàn toàn không phải là thực tế, bởi vì Mỹ rất có thể sẽ tự bảo vệ mình, hơn nữa do ngay cả tên lửa SM-3 sau nâng cấp cũng không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa".
Chris Hughes cho rằng: "Vì vậy, tôi không thể hoàn toàn khẳng định, vai trò phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản trên thực tế phải chăng sẽ chuyển biến lớn như vậy. Vai trò hiện nay của họ chính là bảo vệ Nhật Bản và các căn cứ của Mỹ không bị đe dọa mang tính cục bộ bởi tên lửa đạn đạo tầm trung đến từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc".
Trước mắt, Nhật Bản đang đứng trước mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên (những mối đe dọa này chủ yếu dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung Unha và Musudan), nhưng thiếu đối sách.
Narushige Michishita cho rằng, nếu những hệ thống tên lửa này trở nên tiên tiến hơn, thì hầu như có thể khẳng định sự lựa chọn tiếp theo của Nhật Bản sẽ là một loại phòng thủ lớp thứ ba dựa trên hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối.
Ông nói: "Nếu chúng tôi cần một loại hệ thống 3 lớp, thì hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối sẽ là một cách tốt. Một quả tên lửa SM-3 Block IIA là rất quý. Nếu chúng tôi chuyển rất nhiều nguồn lực vào một hệ thống khác, thì có thể lãng phí tiền. Điều quan trọng nhất là, SM-3 Block IIA đáng tin cậy".
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21D Trung Quốc |
Điều làm cho các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đều cảm thấy lo ngại là mối đe dọa tên lửa hành trình và tên lửa "sát thủ tàu chiến" như Đông Phong -21D ngày càng tăng cường của Trung Quốc, trong khi đó tên lửa không đối không Mitsubishi AAM-4 cũ của Nhật Bản (bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1999) chỉ có năng lực đối kháng có hạn đối với vấn đề này.
Narushige Michishita cho rằng, xét tới điều này, Lực lượng Phòng vệ Biển có thể cân nhắc trong tương lai triển khai tên lửa SM-6 và hệ thống tác chiến Baseline 9C Aegis - hệ thống này có năng lực điều khiển hỏa lực-phòng không nhất thể hóa hải quân ngoài tầm nhìn.
Tìm cách xây dựng hệ thống cảnh báo sớm trên vũ trụ
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang có kế hoạch lắp một thiết bị dò tìm tên lửa hồng ngoại cho một vệ tinh trinh sát mang tính thử nghiệm do Cơ quan phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản chế tạo.
Hành động này hoặc là cho thấy Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vũ trụ độc lập, hoặc chính là tiến hành bổ sung đối với hệ thống hồng ngoại vũ trụ không ngừng phát triển của Mỹ.
Trước đó không lâu, Nhật Bản đang xây dựng một chính sách vũ trụ mới, nó sẽ kết hợp toàn diện hơn những nỗ lực vũ trụ của quân đội với "chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia" đầu tiên đưa ra vào tháng 12 năm 2013.
Vào tháng 8 năm 2014, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) công bố một báo cáo, Nhật Bản có kế hoạch triển khai các loại hoạt động quân sự không gian, bao gồm tăng gấp đôi số lượng vệ tinh thuộc hệ thống thu thập tình báo vũ trụ (hiện có 4 vệ tinh) và ủng hộ Mỹ trong lĩnh vực nhận biết trạng thái vũ trụ.
Nhật Bản phóng vệ tinh do thám |
Từ năm 2009 trở đi, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu tiến hành đầu tư nghiên cứu thử nghiệm mức độ thấp trên phương diện bộ cảm biến vũ trụ. Một năm đó, Nhật Bản đã hủy bỏ cam kết phát triển không gian "chỉ giới hạn ở mục đích hòa bình" đưa ra năm 1969, từ đó giúp họ có thể tiến hành nghiên cứu trên phương diện phát triển không gian quân sự mang tính phòng thủ.
Trong tuyên bố văn bản của tuần san "Tin tức Quốc phòng", Bộ Quốc phòng Nhật Bản phủ nhận có bất cứ kế hoạch nào phát triển năng lực này, đồng thời đã nhấn mạnh tính chất thử nghiệm của hệ thống này. Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu an ninh Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Imazu Hiroshi cho rằng, Nhật Bản có thể quan tâm đến cảnh báo sớm vũ trụ, nhưng chỉ trong tình hình có thể tìm được nguồn vốn bổ sung.
Imazu Hiroshi nói: "Một số người cho rằng, mua sắm vệ tinh cảnh báo sớm rất không tệ. Nhưng nó rất đắt tiền, hơn nữa chỉ là đã sao chép năng lực đã có của Mỹ. Chỉ cần vệ tinh do thám Mỹ có thể hoạt động, có lẽ hệ thống sao chép không có ý nghĩa. Chúng tôi có thể đầu tư số tiền nhiều như vậy vào lĩnh vực khác".
Chuyên gia chính sách vũ trụ Nhật Bản, Đại học Washington, Saadia Pekkanen cho rằng: "Đối với tôi, phòng thủ tên lửa đạn đạo từ trước đến nay không chỉ liên quan đến bắn rơi tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Nó ơhair được coi là một hệ thống nhất thể hóa, cung cấp bảo vệ Nhật Bản từ mặt đất tới vũ trụ".
Vệ tinh do thám Nhật Bản |
Theo Saadia Pekkanen, một báo cáo trung hạn liên quan đến Đại cương phòng vệ Mỹ-Nhật sau sửa đổi cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phòng thủ tên lửa đối với hòa bình và an ninh của Nhật Bản, cho dù khi không có các cuộc tấn công vũ khí nhằm vào Nhật Bản cũng như vậy. Nhật Bản xem xét có vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của mình đã có một khoảng thời gian.
Bà nói: "Rõ ràng, Nhật Bản có quyền lợi chính đáng để giám sát hoạt động bắn tên lửa có thể có ác ý của các nước láng giềng châu Á. Hơn nữa, căn cứ vào giải thích lại đối với tự vệ tập thể, Mỹ cũng có quyền lợi này, bởi vì trong bối cảnh lớn đồng minh Mỹ-Nhật, Mỹ cũng cần dựa vào sự bảo vệ từ Nhật Bản".