Tờ Japan Daily Press ngày 22/10 đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên nhóm đảo Senkaku với Trung Quốc không hề có dấu hiệu hạ nhiệt, Nhật Bản đang tìm đến các đối tác khác, đặc biệt là Ấn Độ để nhập khẩu đất hiếm.
Theo ước tính của tờ Asahi Shimbun, Nhật Bản sẽ nhập khẩu khoảng 4.000 tấn đất hiếm từ Ấn Độ, chiếm 15% nhu cầu hàng năm về nguồn đất hiếm của nước này. Thỏa thuận này sẽ được thông báo trong chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản vào tháng 11 tới đây.
Trung Quốc được coi là nơi sản xuất ra 95% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Trong khi đó, Nhật Bản lại là nhà nhập khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới vì đây là nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại và máy phong điện.
Trước đây, Trung Quốc đã từng lợi dụng ưu thế này trong các cuộc tranh chấp với Nhật Bản, trong đó đáng chú ý là cuộc tranh chấp năm 2010 khi họ áp dụng lệnh cấm vận không chính thức đối với hoạt động xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản.
Đó là lý do tại sao Nhật Bản cần phải đa dạng hóa nguồn cung cấp loại nguyên liệu quan trọng này trong bối cảnh vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên nhóm đảo Senkaku với Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng.
Hiện tập đoàn Toyota Tsusho của Nhật Bản và một công ty khai khoáng của Ấn Độ đang đàm phán để xây dựng một công ty liên doanh chuyên xuất khẩu đất hiếm tới Nhật Bản.
Đất hiếm, nguồn nguyên liệu sống còn với nền công nghiệp Nhật Bản |
Theo ước tính của tờ Asahi Shimbun, Nhật Bản sẽ nhập khẩu khoảng 4.000 tấn đất hiếm từ Ấn Độ, chiếm 15% nhu cầu hàng năm về nguồn đất hiếm của nước này. Thỏa thuận này sẽ được thông báo trong chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản vào tháng 11 tới đây.
Trung Quốc được coi là nơi sản xuất ra 95% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Trong khi đó, Nhật Bản lại là nhà nhập khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới vì đây là nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại và máy phong điện.
Trước đây, Trung Quốc đã từng lợi dụng ưu thế này trong các cuộc tranh chấp với Nhật Bản, trong đó đáng chú ý là cuộc tranh chấp năm 2010 khi họ áp dụng lệnh cấm vận không chính thức đối với hoạt động xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản.
Trung Quốc là nơi xuất khẩu lượng đất hiếm lớn nhất thế giới |
Đó là lý do tại sao Nhật Bản cần phải đa dạng hóa nguồn cung cấp loại nguyên liệu quan trọng này trong bối cảnh vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên nhóm đảo Senkaku với Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng.
Hiện tập đoàn Toyota Tsusho của Nhật Bản và một công ty khai khoáng của Ấn Độ đang đàm phán để xây dựng một công ty liên doanh chuyên xuất khẩu đất hiếm tới Nhật Bản.
Bảo Thành (Nguồn: Japan Daily Press)