Nhật muốn tự phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-3 tiên tiến nhất thế giới

19/03/2015 12:28
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản chi vài nghìn tỷ yên để phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến F-3, trong đó có động cơ HSE, nguyên mẫu F-3 sẽ chuẩn bị bay thử, sẽ mua 100 chiếc.
Máy bay chiến đấu tàng hình Shinshin Nhật Bản tưởng tượng
Máy bay chiến đấu tàng hình Shinshin Nhật Bản tưởng tượng

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 18 tháng 3 dẫn tờ "Fuji Sankei Business" Nhật Bản ngày 17 tháng 3 đăng bài viết nhan đề "Nhật Bản sẽ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình nội".

Theo bài viết, là máy bay kế tiếp của máy bay chiến đấu F-2 Lực lượng Phòng vệ Trên không, Chính phủ Nhật Bản đã xác định phương châm nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-3.

Nhật Bản đã có năng lực nghiên cứu phát triển động cơ mạnh của máy bay chiến đấu tàng hình, chỉ dựa vào công nghệ trong nước cũng có thể chế tạo máy bay chiến đấu tính năng cao. Nhật Bản sẽ chính thức nghiên cứu phát triển động cơ từ năm 2015, nguyên mẫu máy bay chiến đấu F-3 sẽ bắt đầu bay thử từ mùa hè năm 2015.

Mặc dù hợp tác nghiên cứu phát triển với Mỹ cũng đang được xem xét, nhưng Nhật Bản cũng có thể cho ra đời chiếc máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn, có trình độ tiên tiến nhất thế giới kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.

Việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu F-3 tiêu tốn rất lớn kinh phí, cần vài nghìn tỷ yên, sẽ có ảnh hưởng tới các lĩnh vực như bảo đảm an ninh, kinh tế và ngoại giao.

Máy bay nguyên mẫu thử nghiệm công nghệ ATD-X Nhật Bản
Máy bay nguyên mẫu thử nghiệm công nghệ ATD-X Nhật Bản

Động cơ HSE của máy bay chiến đấu F-3 sẽ sử dụng công nghệ động cơ phản lực XF5 mà máy bay thử nghiệm ATD-X sử dụng, do Công ty IHI và Ban nghiên cứu công nghệ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản hợp tác nghiên cứu phát triển. Là chương trình của ngân sách năm tài khóa 2015, sẽ bắt tay nghiên cứu chế tạo máy nén, buồng đốt và tua bin cao áp của bộ phận lõi, có kế hoạch nghiên cứu chế tạo động cơ thử nghiệm vào năm 2018.

Nhìn vào các nước trên thế giới, nước có công nghệ chế tạo động cơ cho máy bay chiến đấu 15 tấn trở lên chỉ có Công ty Pratt & Whitney, Công ty General Electric của Mỹ và Công ty Rolls-Royce của Anh. Trong khi đó, Nhật Bản lần đầu nghiên cứu chế tạo động cơ phản lực của máy bay chiến đấu.

Nhật Bản từng nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu nội hoàn toàn, nhưng Mỹ không cung cấp động cơ, đã không thể thực hiện được nguyện vọng này. Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản tìm cách nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu chi viện nội hoàn toàn thế hệ tiếp theo, nhưng cuối cùng lại hợp tác nghiên cứu chế tạo với Mỹ, một trong những nguyên nhân chính là ở chỗ đó. Do có thể nghiên cứu chế tạo động cơ HSE, việc nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay chiến đấu phản lực nội hoàn toàn đầu tiên mới thu hút sự chú ý.

Mặt khác, máy bay thử nghiệm ATD sẽ tiến hành bay thử vào mùa hè năm nay. Trong tương lai sẽ bỏ ra thời gian khoảng một năm rưỡi để tiến hành thử nghiệm đối với công nghệ tàng hình và “tính năng vận động cao” (sử dụng máy tính điều khiển góc phun động cơ và tự do thay đổi hướng thân máy bay khi bay thẳng) của máy bay chiến đấu F-3.

Mô hình máy bay chiến đấu Shinshin Nhật Bản
Mô hình máy bay chiến đấu Shinshin Nhật Bản

Căn cứ vào dữ liệu thử nghiệm thu thập được, trước năm 2018 xây dựng kế hoạch nghiên cứu chế tạo cụ thể máy bay chiến đấu F-3. Nếu có thể hoàn thành công tác nghiên cứu chế tạo theo kế hoạch, sẽ có kế hoạch từng bước tiến hành triển khai sau năm 2028.

Nhật Bản từng phát triển máy bay chiến đấu F-1 và F-2, nhưng nhiệm vụ chính của 2 loại máy bay chiến đấu là ngăn chặn tàu chiến địch xâm nhập. Một bộ phận F-2 còn dùng cho đánh chặn máy bay nước ngoài. Trong khi đó, F-3 là một loại máy bay chiến đấu đối không, tìm cách vượt máy bay chiến đấu mới nhất của các nước khác về tính năng.

Máy bay chiến đấu đại diện cho thực lực công nghệ hàng không của một nước. Sau 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản cuối cùng có triển vọng phát triển được máy bay chiến đấu nội hàng đầu thế giới, điều này sẽ thúc đẩy phục hưng cho ngành hàng không Nhật Bản, rất có thể chào đón một “bước chuyển ngoặt mang tính lịch sử”.

Dự tính, việc nghiên cứu phát triển F-3 sẽ hỗ trợ cho nhu cầu của các ngành nghề liên quan, đóng góp rất lớn cho kinh tế. Số lượng mua sắm F-3 dự tính khoảng 100 chiếc, cơ bản tương đương với F-2 nghỉ hưu.

Theo tính toán của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nếu nhà nước có thể bỏ ra 4.000 tỷ yên (1 USD tương đương 121 yên) dùng để phát triển và sản xuất 100 máy bay chiến đấu này, như vậy nhu cầu đối với các ngành như máy bay có triển vọng đạt 6.900 tỷ yên, cộng với nhu cầu 1.400 tỷ yên nảy sinh từ việc tiêu thụ của các ngành nghề liên quan, hiệu quả kinh tế tổng cộng sẽ đạt 8.300 tỷ yên. Ngoài ra, sẽ còn tăng mới 240.000 việc làm.

Mô hình máy bay chiến đấu Shinshin Nhật Bản
Mô hình máy bay chiến đấu Shinshin Nhật Bản
Việt Dũng