Sẽ có 3 luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng
Thông tin từ tờ Tiền Phong cho biết, có tới ba luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng, gồm luật sư Ngô Ngọc Thủy, luật sư Trần Đình Triển và một luật sư khác, cùng thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Ngồi ghế chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Ngô Thị Ánh. Theo cáo buộc từ Viện KSND Tối cao, ông Dũng cùng đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 335 tỷ đồng khi mua ụ nổi quá đát từ nước ngoài về Việt Nam, sau đó khai khống lên hàng triệu USD để chiếm đoạt. Cụ thể, trong hai năm 2007 đến 2008, Vinalines quyết định mua ụ nổi 83M để phục vụ việc trong quá trình triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, có tổng vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. Để có được ụ nổi, ông Mai Văn Phúc (cựu Tổng GĐ Vinalines) đã cử đoàn khảo sát sang Nga, do Trần Hữu Chiều (cựu Trưởng Ban quản lý dự án nhà máy tàu biển phía Nam) cùng Lê Văn Dương (Cục Đăng kiểm, Bộ Giao thông vận tải) dẫn đầu. Sau khi đã “nhắm” ụ nổi 83M, đoàn khảo sát đã trình lên cấp trên và được Tổng giám đốc cùng Chủ tịch HĐQT phê duyệt. Cũng theo cơ quan công tố, mặc dù biết rõ ụ nổi này không đủ điều kiện lưu hành, song, ông Dũng cùng đồng phạm vẫn hợp thức hóa thủ tục pháp lý để chuyển từ nước ngoài về Việt Nam. Để trục lợi, ông Dũng chỉ đạo thuộc cấp “hô biến” giá thành từ 9 triệu USD thành 19,5 triệu USD, rồi về …“đắp chiếu”. Trong thương vụ này, ông Dũng “đút túi” 10 tỷ đồng tiền “lót tay”. Cựu Tổng GĐ Vinalines – Mai Văn Phúc cũng nhận số tiền tương đương. 10 bị cáo phải hầu tòa gồm: Dương Chí Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines), Mai Văn Phúc (cựu Tổng GĐ Vinalines), Trần Hữu Chiều (cựu Phó Tổng GĐ kiêm Trưởng ban quản lý dự án nhà máy tàu biển phía Nam - mua ụ nổi 83M), Bùi Thị Bích Loan (cựu kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên, Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT), Mai Văn Khang (cán bộ Ban quản lý dự án Vinalines), Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa) Trần Hải Sơn (cựu GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 12/12, cơ quan này sẽ xét xử vụ án tham nhũng đối với bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm.
Vợ ông Dương Chí Dũng gửi đơn kêu oan
Trước phiên xét xử vụ tham ô tài sản, cố ý làm trái tại Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) ngày 12/12 tới đây, tờ Dân việt đưa tin bà Phạm Thị Mai Phương (vợ ông Dương Chí Dũng) đã có đơn gửi Hội đồng xét xử TAND TP.Hà Nội. Trong đơn, bà Phương cho rằng, số tiền ông Dương Chí Dũng mua 2 căn hộ chung cư là tiền của bà đưa cho chồng. Bà Phương trình bày, từ năm 2010 đến nay, bà làm việc trong ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và xây dựng Ba Đình. Năm 2010, Cty có dự án đất đô thị tại Mê Linh, Hà Nội. Thời điểm đó giá đất đang lên cao, việc mua được một lô đất dự án Hà Nội là niềm mơ ước của nhiều người vì giá cả phải chăng. Ông Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó phòng Cảnh sát điều tra Công an TP.Hải Phòng - nay đang bị khởi tố và bị giam giữ về tội tổ chức người trốn đi nước ngoài) đã gửi bà Phương nhờ mua giúp một số lô đất của dự án và đã đưa tiền trước với tổng số tiền 13,8 tỷ đồng, mặc dù lúc này dự án chưa có mặt bằng để giao. Cũng thời gian này, ông Dũng hỏi mượn tiền của vợ để nhờ bạn bè mua bất động sản và bà Phương đã đưa số tiền nhận của ông Sơn cho ông Dũng.
Thông tin từ tờ Tiền Phong cho biết, có tới ba luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng, gồm luật sư Ngô Ngọc Thủy, luật sư Trần Đình Triển và một luật sư khác, cùng thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Ngồi ghế chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Ngô Thị Ánh. Theo cáo buộc từ Viện KSND Tối cao, ông Dũng cùng đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 335 tỷ đồng khi mua ụ nổi quá đát từ nước ngoài về Việt Nam, sau đó khai khống lên hàng triệu USD để chiếm đoạt. Cụ thể, trong hai năm 2007 đến 2008, Vinalines quyết định mua ụ nổi 83M để phục vụ việc trong quá trình triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, có tổng vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. Để có được ụ nổi, ông Mai Văn Phúc (cựu Tổng GĐ Vinalines) đã cử đoàn khảo sát sang Nga, do Trần Hữu Chiều (cựu Trưởng Ban quản lý dự án nhà máy tàu biển phía Nam) cùng Lê Văn Dương (Cục Đăng kiểm, Bộ Giao thông vận tải) dẫn đầu. Sau khi đã “nhắm” ụ nổi 83M, đoàn khảo sát đã trình lên cấp trên và được Tổng giám đốc cùng Chủ tịch HĐQT phê duyệt. Cũng theo cơ quan công tố, mặc dù biết rõ ụ nổi này không đủ điều kiện lưu hành, song, ông Dũng cùng đồng phạm vẫn hợp thức hóa thủ tục pháp lý để chuyển từ nước ngoài về Việt Nam. Để trục lợi, ông Dũng chỉ đạo thuộc cấp “hô biến” giá thành từ 9 triệu USD thành 19,5 triệu USD, rồi về …“đắp chiếu”. Trong thương vụ này, ông Dũng “đút túi” 10 tỷ đồng tiền “lót tay”. Cựu Tổng GĐ Vinalines – Mai Văn Phúc cũng nhận số tiền tương đương. 10 bị cáo phải hầu tòa gồm: Dương Chí Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines), Mai Văn Phúc (cựu Tổng GĐ Vinalines), Trần Hữu Chiều (cựu Phó Tổng GĐ kiêm Trưởng ban quản lý dự án nhà máy tàu biển phía Nam - mua ụ nổi 83M), Bùi Thị Bích Loan (cựu kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên, Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT), Mai Văn Khang (cán bộ Ban quản lý dự án Vinalines), Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa) Trần Hải Sơn (cựu GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 12/12, cơ quan này sẽ xét xử vụ án tham nhũng đối với bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm.
Vợ ông Dương Chí Dũng gửi đơn kêu oan
Trước phiên xét xử vụ tham ô tài sản, cố ý làm trái tại Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) ngày 12/12 tới đây, tờ Dân việt đưa tin bà Phạm Thị Mai Phương (vợ ông Dương Chí Dũng) đã có đơn gửi Hội đồng xét xử TAND TP.Hà Nội. Trong đơn, bà Phương cho rằng, số tiền ông Dương Chí Dũng mua 2 căn hộ chung cư là tiền của bà đưa cho chồng. Bà Phương trình bày, từ năm 2010 đến nay, bà làm việc trong ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và xây dựng Ba Đình. Năm 2010, Cty có dự án đất đô thị tại Mê Linh, Hà Nội. Thời điểm đó giá đất đang lên cao, việc mua được một lô đất dự án Hà Nội là niềm mơ ước của nhiều người vì giá cả phải chăng. Ông Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó phòng Cảnh sát điều tra Công an TP.Hải Phòng - nay đang bị khởi tố và bị giam giữ về tội tổ chức người trốn đi nước ngoài) đã gửi bà Phương nhờ mua giúp một số lô đất của dự án và đã đưa tiền trước với tổng số tiền 13,8 tỷ đồng, mặc dù lúc này dự án chưa có mặt bằng để giao. Cũng thời gian này, ông Dũng hỏi mượn tiền của vợ để nhờ bạn bè mua bất động sản và bà Phương đã đưa số tiền nhận của ông Sơn cho ông Dũng.
Cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng chuẩn bị hầu tòa. |
"Tôi nghĩ đằng nào cầm tiền cũng chưa làm gì, để anh ấy mua rồi khi nào giá cao hơn bán đi cũng được. Vì rất tin anh Dũng nên tôi cũng không hỏi anh ấy việc anh ấy đã mua ở đâu, hoặc có thể anh ấy có nói nhưng tôi cũng không nhớ" - bà Phương trình bày. Nguyện vọng của bà Phương là mong các cơ quan chức năng xác minh làm rõ những tình tiết cũ và những tình tiết mới của bà vừa nêu (về nguồn gốc số tiền hơn 10 tỷ đồng mua 2 căn hộ chung cư - PV) để đảm bảo sự công minh, khách quan cho ông Dương Chí Dũng.Dương Tự Trọng thông báo việc Chí Dũng sẽ bị khởi tố Theo thông tin trên tờ Người lao động ngày 7/11 cho biết, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ tổ chức do Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trốn đi nước ngoài. Theo đánh giá của Viện KSND Tối cao, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trong đó Dương Tự Trọng, là em trai của Dương Chí Dũng, có vai trò chủ mưu cầm đầu, Vũ Tiến Sơn là người tổ chức thực hiện. Theo cáo trạng, chiều ngày 17/5/2012, trước khi bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn đến nhà bạn gái ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Sau đó, Dương Tự Trọng là em trai Dương Chí Dũng đã gọi điện Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng đến thông báo việc Dũng sẽ bị khởi tố, bắt giam nên phải tìm cách đưa Dũng đi trốn ở nước ngoài. Tiếp đến, Dương Chí Dũng được các đối tượng đưa xuống Quảng Ninh nhằm trốn qua Trung Quốc. Để che giấu hành vi, Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn thống nhất giao cho Sơn liên lạc chỉ đạo. Sơn đã gọi điện cho Đồng Xuân Phong và Trần Văn Dũng là đối tượng giang hồ chuẩn bị xe và đưa Dương Chí Dũng vào TP HCM rồi qua Campuchia theo đường tiểu ngạch vào tối 23/5/2012. Sau khi đào thoát sang Campuchia, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay cùng Dương Chí Dũng sang Singapore để cho Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng không thể nhập cảnh vì có lệnh truy nã quốc tế của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) nên phải quay trở lại Campuchia. Gần 3 tháng ở trên đất Campuchia, Dương Chí Dũng đã hai lần thay đổi nơi ở, đồng thời được các đối tượng “tiếp tế” 24.000 USD để chi tiêu. Trong quá trình lẩn trốn, các đối tượng liên tục thay đổi phương tiện và dùng sim điện thoại rác liên lạc với nhau. Đến ngày 4/9/2012, Dương Chí Dũng đã bị cơ quan công an Việt Nam và Campuchia phối hợp bắt giữ. Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã khám phá ra đường dây tổ chức cho bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn, bắt giữ hàng loạt đối tượng.
Dương Tự Trọng khi còn là đại tá, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng - Ảnh: ANHP |
Trong lá đơn của bà Phạm Thị Mai Phương khẳng định 3 nội dung:
1. Tôi biết chồng tôi có con trai với người phụ nữ khác và tôi đồng ý việc này vì tôi có ba con gái mà chồng tôi lại là con trai trưởng.
2. Tiền mua nhà cho cô gái đẻ con trai cho chồng tôi hộ tôi là tiền của tôi, số tiền này là để tôi mua đất dự án hộ Sơn.
3. Hơn 30 năm sống chung với chồng, tôi hiểu chồng tôi không phải là người làm giàu bất chính, không có chuyện anh ấy cầm 10 tỷ đồng tiền hối lộ như nhiều báo đã nêu. Điều này cũng được khẳng định khi cả ba luật sư bào chữa cho chồng tôi đều nói rằng: Chồng tôi không thừa nhận sự việc nhận tiền hối lộ trên. Anh ấy đã nhờ luật sư xác minh gốc gác của mọi vấn đề, kể cả việc nhờ luật sư bay sang nước ngoài để xác minh và minh oan cho anh ấy.
1. Tôi biết chồng tôi có con trai với người phụ nữ khác và tôi đồng ý việc này vì tôi có ba con gái mà chồng tôi lại là con trai trưởng.
2. Tiền mua nhà cho cô gái đẻ con trai cho chồng tôi hộ tôi là tiền của tôi, số tiền này là để tôi mua đất dự án hộ Sơn.
3. Hơn 30 năm sống chung với chồng, tôi hiểu chồng tôi không phải là người làm giàu bất chính, không có chuyện anh ấy cầm 10 tỷ đồng tiền hối lộ như nhiều báo đã nêu. Điều này cũng được khẳng định khi cả ba luật sư bào chữa cho chồng tôi đều nói rằng: Chồng tôi không thừa nhận sự việc nhận tiền hối lộ trên. Anh ấy đã nhờ luật sư xác minh gốc gác của mọi vấn đề, kể cả việc nhờ luật sư bay sang nước ngoài để xác minh và minh oan cho anh ấy.
Hồng Anh (Tổng hợp)