Linh thiêng
Tiếp khách lạ, già Vi Văn Vân (82 tuổi), người trông coi ngôi đền Cây Đa hơn chục năm nay kể, cách đây 3 năm, anh La Văn Phúc khi đó khoảng 50 tuổi (giờ là phó bản Cánh) đi rẫy về ngang qua đường bị vướng vào một cành cây đa, sẵn dao trong tay, anh ấy chặt đứt cành cây rồi đi về nhà bình thản như không có chuyện gì.
Đến buổi chiều cùng ngày, khi đang xay lúa thì vô tình anh ta bị máy nghiến nát 3 ngón của bàn tay mà anh đã cầm dao chặt nhánh cây đa. Có thể đó chỉ là một tai nạn bình thường, chẳng liên quan gì đến việc anh Phúc chặt cành cây đa.
Thế nhưng, với người dân bản Cánh, họ cho rằng vì chặt cành cây đa thiêng nên mới bị trừng phạt và lấy câu chuyện đó làm bài học dặn con cháu về sự linh thiêng của cây đa.
Rít điếu thuốc lào, già Vân tiếp tục một câu chuyện khác, năm 2008, cô Lữ Vân Đi, lúc đó 16 tuổi, nhà cũng ở bản Cánh, đi tắm ở sông Nậm Mộ, gần khu vực đền Cây Đa, không may bị sảy chân xuống dòng nước sâu rồi chìm mất. Mọi người hô hoán đi tìm, cả bản cũng kéo ra sông nhưng không ai thấy cô gái. Sau gần 3 giờ đồng hồ tìm kiếm nhưng không có kết quả, người nhà đã nhờ ông Vân làm lễ cầu khấn ở đền Cây Đa thì khoảng 30 phút sau, họ tìm được cháu gái nổi lên cách nơi bị trôi khoảng 1 cây số.
Sau lần đó, cả bản làng lại thêm một lần tin tưởng vào sự linh thiêng của ngôi đền Cây Đa. Cũng theo già Vân, còn có rất nhiều câu chuyện khó lý giải liên quan đến ngôi đền Cây Đa nên họ cho rằng đó là sự linh thiêng. Những câu chuyện đó, từ người già cho đến trẻ con đều biết.
"Tất cả những chuyện mà ta kể đều có thật, là một già làng ta không bao giờ nói dối, mất uy tín. Nhà báo không tin thì cứ đi hỏi cả bản này ai cũng biết", già Vân nói tiếp.
\
Để kiểm chứng thông tin, chúng tôi tiếp tục tìm đến cụ bà Vi Thị Nam (78 tuổi), cách nhà già Vân chỉ hơn vài chục sải bước. Ngồi tiếp chuyện cụ Nam cũng kể được rất nhiều câu chuyện linh thiêng của ngôi đền trùng khớp như những câu chuyện mà già Vân đã kể.
"Có kể cả ngày cũng không hết được những câu chuyện linh thiêng ở đền Cây Đa đâu. Dân bản ở đây tôn sùng nó lắm" - cụ Nam tâm sự.
Sự tích nàng tiên nữ
Theo nhiều người già ở bản Cánh kể, vào khoảng thế kỉ XVII , tại địa bàn thuộc bản Cánh ngày nay, có một thiếu nữ xinh đẹp nằm trên cây đa. Nàng xuất hiện là sáng rực cả một vùng đất. Tiếng lành đồn xa, nhiều nam nhi ở các vùng đất khác nhau tìm đến để mong có được nàng. Cuộc chiến tranh giành người đẹp xảy ra, lúc đó bỗng xuất hiện ông “Đức Thánh” đứng lên đánh đuổi, bảo vệ được nàng, bảo vệ dân bản.
Sau khi đánh dẹp giặc, nhiều người dân đã đưa vàng bạc đến cảm tạ nhưng ông Đức Thánh không nhận mà chỉ yêu cầu khi nào ông chết hãy chôn ông tại gốc cây đa ở bản Cánh.
Thể theo nguyện vọng của ông Đức Thánh, sau khi ông chết, người dân bản đã chôn ông tại gốc cây Đa. Thời gian sau, người dân đã lập đền thờ ông. Vì vậy, người ta thường gọi ngôi đền đó là đền Cây Đa, hoặc đền Đức Thánh. Chiến tranh, và thời gian đã làm cho ngôi đền Cây Đa bị hư hỏng.
Mới đây, vào tháng 2, chính quyền xã Tà Cạ cùng với sự tự nguyện của người dân và sự hỗ trợ một số cơ quan đã phục dựng lại đền thờ nơi vùng đất cũ. Cũng theo già Vân, tuy là ngôi đền nhỏ, lại ở địa bàn miền núi, tận biên giới Việt - Lào, đường sá đi lại vô cùng khó khăn, thế nhưng vẫn có rất nhiều người từ các miền xa xôi đến thắp hương. Điều đặc biệt hơn, chính sự linh thiêng của ngôi đền Cây Đa mà nhiều đôi trai gái yêu nhau để gửi niềm tin cho nhau, họ thường đến đó để thề nguyện, hứa hẹn.
Không biết, sự thật thì đền Cây Đa linh thiêng đến đâu, nhưng với người dân ở bản Cánh thì họ luôn tôn kính, tin tưởng về sự linh thiêng ở ngôi đền đó.
Tiếp khách lạ, già Vi Văn Vân (82 tuổi), người trông coi ngôi đền Cây Đa hơn chục năm nay kể, cách đây 3 năm, anh La Văn Phúc khi đó khoảng 50 tuổi (giờ là phó bản Cánh) đi rẫy về ngang qua đường bị vướng vào một cành cây đa, sẵn dao trong tay, anh ấy chặt đứt cành cây rồi đi về nhà bình thản như không có chuyện gì.
Đến buổi chiều cùng ngày, khi đang xay lúa thì vô tình anh ta bị máy nghiến nát 3 ngón của bàn tay mà anh đã cầm dao chặt nhánh cây đa. Có thể đó chỉ là một tai nạn bình thường, chẳng liên quan gì đến việc anh Phúc chặt cành cây đa.
Cây đa cổ thụ phải gần 10 người ôm mới xuể. |
Thế nhưng, với người dân bản Cánh, họ cho rằng vì chặt cành cây đa thiêng nên mới bị trừng phạt và lấy câu chuyện đó làm bài học dặn con cháu về sự linh thiêng của cây đa.
Rít điếu thuốc lào, già Vân tiếp tục một câu chuyện khác, năm 2008, cô Lữ Vân Đi, lúc đó 16 tuổi, nhà cũng ở bản Cánh, đi tắm ở sông Nậm Mộ, gần khu vực đền Cây Đa, không may bị sảy chân xuống dòng nước sâu rồi chìm mất. Mọi người hô hoán đi tìm, cả bản cũng kéo ra sông nhưng không ai thấy cô gái. Sau gần 3 giờ đồng hồ tìm kiếm nhưng không có kết quả, người nhà đã nhờ ông Vân làm lễ cầu khấn ở đền Cây Đa thì khoảng 30 phút sau, họ tìm được cháu gái nổi lên cách nơi bị trôi khoảng 1 cây số.
Sau lần đó, cả bản làng lại thêm một lần tin tưởng vào sự linh thiêng của ngôi đền Cây Đa. Cũng theo già Vân, còn có rất nhiều câu chuyện khó lý giải liên quan đến ngôi đền Cây Đa nên họ cho rằng đó là sự linh thiêng. Những câu chuyện đó, từ người già cho đến trẻ con đều biết.
Già Vân với cặp tre làm quẻ xem vận hạn ở đền Cây Đa cho mọi người. |
"Tất cả những chuyện mà ta kể đều có thật, là một già làng ta không bao giờ nói dối, mất uy tín. Nhà báo không tin thì cứ đi hỏi cả bản này ai cũng biết", già Vân nói tiếp.
\
Để kiểm chứng thông tin, chúng tôi tiếp tục tìm đến cụ bà Vi Thị Nam (78 tuổi), cách nhà già Vân chỉ hơn vài chục sải bước. Ngồi tiếp chuyện cụ Nam cũng kể được rất nhiều câu chuyện linh thiêng của ngôi đền trùng khớp như những câu chuyện mà già Vân đã kể.
"Có kể cả ngày cũng không hết được những câu chuyện linh thiêng ở đền Cây Đa đâu. Dân bản ở đây tôn sùng nó lắm" - cụ Nam tâm sự.
Sự tích nàng tiên nữ
Theo nhiều người già ở bản Cánh kể, vào khoảng thế kỉ XVII , tại địa bàn thuộc bản Cánh ngày nay, có một thiếu nữ xinh đẹp nằm trên cây đa. Nàng xuất hiện là sáng rực cả một vùng đất. Tiếng lành đồn xa, nhiều nam nhi ở các vùng đất khác nhau tìm đến để mong có được nàng. Cuộc chiến tranh giành người đẹp xảy ra, lúc đó bỗng xuất hiện ông “Đức Thánh” đứng lên đánh đuổi, bảo vệ được nàng, bảo vệ dân bản.
Sau khi đánh dẹp giặc, nhiều người dân đã đưa vàng bạc đến cảm tạ nhưng ông Đức Thánh không nhận mà chỉ yêu cầu khi nào ông chết hãy chôn ông tại gốc cây đa ở bản Cánh.
Bà Vi Thị Nam, người chứng kiến nhiều câu chuyện linh thiêng nơi đền Cây Đa |
Thể theo nguyện vọng của ông Đức Thánh, sau khi ông chết, người dân bản đã chôn ông tại gốc cây Đa. Thời gian sau, người dân đã lập đền thờ ông. Vì vậy, người ta thường gọi ngôi đền đó là đền Cây Đa, hoặc đền Đức Thánh. Chiến tranh, và thời gian đã làm cho ngôi đền Cây Đa bị hư hỏng.
Mới đây, vào tháng 2, chính quyền xã Tà Cạ cùng với sự tự nguyện của người dân và sự hỗ trợ một số cơ quan đã phục dựng lại đền thờ nơi vùng đất cũ. Cũng theo già Vân, tuy là ngôi đền nhỏ, lại ở địa bàn miền núi, tận biên giới Việt - Lào, đường sá đi lại vô cùng khó khăn, thế nhưng vẫn có rất nhiều người từ các miền xa xôi đến thắp hương. Điều đặc biệt hơn, chính sự linh thiêng của ngôi đền Cây Đa mà nhiều đôi trai gái yêu nhau để gửi niềm tin cho nhau, họ thường đến đó để thề nguyện, hứa hẹn.
Không biết, sự thật thì đền Cây Đa linh thiêng đến đâu, nhưng với người dân ở bản Cánh thì họ luôn tôn kính, tin tưởng về sự linh thiêng ở ngôi đền đó.
Theo Vietnamnet