Ông Lê Văn Cuông: Dân biểu bây giờ thiếu nhất là...bản lĩnh!

28/02/2016 07:09
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) - Sự thiếu này làm nảy sinh tư tưởng né tránh, ngại va chạm mỗi khi chất vấn, thảo luận.

LTS: Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV, hôm 27/2, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa để hiểu thêm về quan điểm, nguyện vọng của cử tri đối với những Đại biểu Quốc hội được bầu trong khóa tới.

PV: Theo ông, điều mà nhiều Đại biểu Quốc hội đang thiếu hiện nay là gì?

Ông Lê Văn Cuông: Đó là thiếu bản lĩnh.

Sự thiếu này làm nảy sinh tư tưởng né tránh, ngại va chạm mỗi khi chất vấn, thảo luận. 

Cũng có thể việc né tránh ấy xuất phát từ lợi ích bản thân, lợi ích cục bộ. Người ta không muốn đụng chạm để dễ xin xỏ mà không cảm thấy đó là việc rất đáng xấu hổ.

Từ đó phát sinh việc Đại biểu chất vấn để cho xong chuyện, hết trách nhiệm chứ không giải quyết được gì.

Trong khi đó việc chất vấn để truy trách nhiệm đến cùng về sự yếu kém trong quản lý của Bộ, ngành... thì không được làm rõ.

Cũng có trường hợp người ta hoạt động ở lĩnh vực chuyên môn thì rất tốt. Tuy nhiên, khi được cử tri bầu vào ghế Đại biểu Quốc hội thì không phát huy được năng lực của mình vì muốn “an toàn” cho bản thân.

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: QUỐC TOẢN).
Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: QUỐC TOẢN).

Ngoài ra, đã là Đại biểu Quốc hội không chỉ cần bản lĩnh, giỏi về chuyên môn, mà còn phải hiểu biết sâu rộng các vấn đề chính trị - xã hội.

Để làm được điều này Đại biểu phải thâm nhập vào cuộc sống, gần dân, sát dân thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân.

Do đó, thang đánh giá chất lượng Đại biểu phụ thuộc vào sự thể hiện của họ trên nghị trường và sự đánh giá của người dân, cử tri đối với những vấn đề mà xã hội quan tâm.

Nếu Đại biểu phát biểu đúng, trúng, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân sẽ được cử tri ghi nhận, đánh giá cao.

Có ý kiến cho rằng, lợi ích từ uy danh "Đại biểu Quốc hội" rất lớn, do đó không loại trừ việc người ta tìm cách để “chiếm ghế” trong Quốc hội. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Lê Văn Cuông: Đã là Đại biểu Quốc hội phải đặt lợi ích toàn cục làm trọng.

Đại biểu phải xem lợi ích dân tộc như việc bảo vệ cơ thể

Ông Lê Văn Cuông: Dân biểu bây giờ thiếu nhất là...bản lĩnh! ảnh 2

Chỉ có Thiên Lôi mới dám làm như vậy!

mình, để tận tâm tận lực, đóng góp vào sự phát triển chung toàn xã hội.

Tuy nhiên, không phải ai vào Quốc hội cũng được như vậy. 

Có thể có người phải “vận động” để được ghế trong Quốc hội. Nhưng sau khi thực hiện được mục đích thì bắt đầu nghĩ đến chuyện toan tính lợi ích, đánh bóng bản thân, tranh thủ các mối quan hệ để kiếm lợi.

Rõ ràng nhiều người nghĩ rằng vào được Quốc hội sẽ được nhiều hơn là mất. Do đó, họ có thể bỏ ra một đồng để thu về đồng rưỡi hoặc nhiều hơn thế. 

Chính vì vậy, cái danh “Đại biểu Quốc hội” cũng khiến không ít người mơ ước.

Do đó, phải cảnh giác với những dấu hiệu "chạy chọt" này.

Đại biểu là Đảng viên, phải thực hiện nghị quyết và bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng. Nhưng khi đã là Đại biểu dân bầu tức là phải nói được tiếng nói của người dân. Có khi nào ông đứng trước sự lựa chọn khó khăn ấy?

Ông Lê Văn Cuông: Đảng lãnh đạo toàn diện. Nhưng là Đại biểu Quốc hội không thể nặng vai trò, trách nhiệm Đảng viên mà xem nhẹ ý nguyện của dân và ngược lại.

Cho nên điều quan trọng của Đại biểu Quốc hội là việc cân bằng, hài hòa lợi ích giữ một bên là quan điểm chỉ đạo, đường lối của Đảng, một bên là ý nguyện chính đáng của người dân. Nếu ý Đảng, lòng dân hợp nhau thì quá tuyệt.

Tuy nhiên, nếu nghị quyết, chính sách đưa ra chưa phù

"Có thể thấy một bất cập rất rõ, có Đại biểu đi họp cả nhiệm kỳ nhưng không có tiếng nói nào, vẫn hưởng sự đãi ngộ như nhau…", ông Lê Văn Cuông cho biết.

hợp với thực tế, người dân không đồng tình thì Đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm báo cáo, kiến nghị xem xét.

Bởi lẽ nghị quyết, chính sách pháp luật là để phục vụ nhân dân, nhưng không phải pháp luật khi nào cũng đúng.

Ngược lại, nếu những quyết sách đó là đúng đắn mà số ít người không thực hiện thì Đại biểu phải trách nhiệm giải thích cho dân hiểu, chứ không phải cứ thấy dân đúng thì ủng hộ, dân sai cũng ủng hộ là không được.

Đại biểu mà cứ theo đuôi quần chúng kiểu như vậy là không ổn. 

Do đó, Đại biểu Quốc hội phải hiểu pháp luật do mới phản biện được những vấn đề liên quan tới chính sách mà cử tri quan tâm. 

Mặt khác, trường hợp khi thấy văn bản chưa phù hợp gây thiệt cho dân thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Có bản lĩnh, hiểu pháp luật, nắm rõ tâm nguyện của người dân, cử tri là những yếu tố cần có của Đại biểu Quốc hội.

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)