Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt ra vấn đề này khi thảo luận tại Quốc hội về phòng chống tham nhũng trong hai ngày 6-7/11.
“Các vụ tham nhũng chủ yếu do người dân phát hiện nhưng việc xem xét xử lý cán bộ tham nhũng chưa có sự tham gia của người dân, kết quả xử lý chậm được công bố hoặc chưa tương xứng, làm cho người dân phiền lòng, không tin tưởng”, ông Nhưỡng nêu ra thực tế.
Vị đại biểu đoàn Bến Tre cũng đánh giá rằng, có những cán bộ bị cơ quan đảng xử lý, nhưng dân đợi mãi không thấy bên chính quyền các cấp có ý kiến gì, không xử lý.
Tình trạng né tránh, đùn đẩy việc cho cơ quan đảng ngày càng gia tăng, rõ ràng đang có vấn đề về tính hệ thống.
Lẽ ra tất cả các bộ phận đều cùng vận động thì đó mới là cỗ máy hoàn chỉnh, đây chỉ có một vài bộ phận chạy, còn lại ì ạch, trông chờ, việc đó làm nản lòng dân.
“Từ những việc lộ thiên đó còn không thể tin được thì làm sao buộc người dân phải tin vào những thứ được giữ trong bí mật.
Như vậy, có nghĩa nguyên tắc dân chủ "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" dường như chưa được hiểu và thực hiện một cách tròn chĩnh”, ông Nhưỡng nhận định.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị: “Đề nghị Quốc hội đưa việc giám sát chất lượng cán bộ vào chương trình giám sát tối cao. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội. |
Từ những vấn đề thực tế ấy, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị: “Đề nghị Quốc hội đưa việc giám sát chất lượng cán bộ vào chương trình giám sát tối cao.
Vì năm 2017 Quốc hội đã giám sát về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tức là mới giám sát phần vỏ của ngôi nhà.
Do đó nên tiếp tục giám sát nội thất ngôi nhà chung của nhà nước để làm nốt những việc quan trọng là trong sạch hóa đội ngũ cán bộ, qua đó củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”.
Bà Lê Thị Nga: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh rà soát bằng cấp của cán bộ |
Đại biểu Nhưỡng cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Ủy ban Tư pháp và có thể xây dựng Ủy ban Tư pháp và phòng chống tham nhũng của Quốc hội.
Cần tăng cường vai trò của đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong giám sát.
“Theo quan điểm cá nhân tôi, mỗi đại biểu Quốc hội giám sát một vụ việc một năm thì chúng ta sẽ có gần 500 vụ việc.
Tôi cũng yêu cầu các cơ quan tư pháp xử lý nghiêm túc các vụ việc đã được công luận nêu ra, đồng thời thực hiện tốt xử lý đơn thư do các đại biểu Quốc hội chuyển đến.
Xin chân thành nói trước Quốc hội rằng có một số cơ quan xử lý nghiêm túc vấn đề này, nhưng cũng có cơ quan rất chậm chạp trong việc xử lý đơn thư chúng tôi nêu ra. Hôm nay, đây là một lời rất tha thiết của chúng tôi đối với các cơ quan”, ông Nhưỡng bày tỏ.
Có tham nhũng trong luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ đặt vấn đề: Cử tri mong muốn được chuyển tới Quốc hội câu hỏi: Có hay không có tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ công chức?
Nếu có thì báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng chưa đầy đủ, còn nếu không thì tại sao việc bổ nhiệm cán bộ công chức đúng quy trình mà người tài, người có đức tốt hơn lại không được bổ nhiệm.
Bổ nhiệm thần tốc là vì ham muốn quyền lực, lợi ích nhóm, háo danh |
Một bộ phận cán bộ, công chức năng lực hạn chế hơn, đạo đức kém hơn lại được bổ nhiệm.
Tai hại hơn là khi được bổ nhiệm thì đội ngũ cán bộ, công chức này lại được tổ chức cho họ một quyền rất lớn, đó là quyền hành dân và quyền hành doanh nghiệp.
“Cá nhân tôi cho rằng, tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ là có.
Sở dĩ là có vì theo nguyên lý không có lửa thì không có khói, cho nên dân gian mới kết luận "nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ và bốn trí tuệ" hẳn là có lý.
Tôi đồng tình với nhận định nạn chạy chức, chạy quyền là một trong sáu bất cập của xã hội ta, một trong sáu bất an của xã hội”, ông Bộ nói.
Ngoài quan hệ tôi nghiên cứu từ ngoài nguyên nhân "hậu duệ, tiền tệ, quan hệ" thì quy định của pháp luật cán bộ công chức của chúng ta thiếu chặt chẽ cho nên dẫn tới tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ là có.
Ông Bộ nêu dẫn chứng: "Tôi xin chứng minh, ở Điều 27 và Điều 28 của Luật Cán bộ, công chức có quy định, mục đích đánh giá cán bộ, công chức và nội dung đánh giá, nhưng không quy định về phương pháp đánh giá bằng quy định của pháp luật, nên việc đánh giá cán bộ, kể cả đánh giá để bổ nhiệm phụ thuộc rất nhiều vào người đánh giá.
Thực tiễn trong xã hội có một câu đánh giá mà trường hợp nào cũng đúng, phụ thuộc vào vị trí của người đánh giá. Ví dụ, chúng tôi vẫn hay trò chuyện với nhau, 2 người có 2 đặc tính đều tốt như nhau, 2 người cùng hay uống rượu, nhưng lại nhận xét người này hay uống rượu nhưng tốt. Còn người kia tốt nhưng hay uống rượu.
Tôi đặt giả sử đây là câu đánh giá từ người có chức vụ, quyền hạn để đánh giá bổ nhiệm cán bộ thì tai họa của nó sẽ đến đâu và trong trường hợp này, tôi xin thay mặt cử tri gửi tới Quốc hội là trong 2 trường hợp đó thì ai uống rượu với ai?".
Khu dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý đã được dư luận xã hội đề cập rất nhiều trong thời gian qua. |
Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu, ông Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hoá) đưa ra nhận định: “Qua công tác thành tra đã kiến nghị thu hồi hơn 46 nghìn tỷ đồng. Kết quả xử lý tài chính của 108 dự thảo báo cáo của Kiểm toán nhà nước. Kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước hơn 11 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ.
Điều đó cho thấy tiền thuế của nhân dân, tiền ngân sách nhà nước đang bị sử dụng lãng phí, sử dụng sai quy định gây thất thoát đang bị biến thành của riêng theo nhiều cách khác nhau và khi cơ quan chức năng phát hiện kiến nghị thì thu hồi tiền sai phạm ngân sách nhà nước cũng chỉ đạt tỷ lệ thấp.
Ông Mai Sỹ Diễn đề nghị quan tâm tới ba vấn đề sau:
Một là , Đảng, Chính phủ và Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi tới đây cần quy định một cách đầy đủ toàn diện hơn về nội dung kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, các khoản giao dịch có giá trị lớn.
Đề nghị bổ sung việc giải trình làm rõ những tài sản như nhà, xe đang sử dụng, tài sản vợ, con đang quản lý, tránh lặp lại hình thức giải trình truyền thống là nhà thì ở nhờ, xe thì đi mượn, tiền thì đi vay là lý do để né tránh, không kê khai.
Đây là vấn đề bất cập trong việc quản lý, kê khai tài sản thời gian vừa qua, cần có biện pháp ngăn chặn, khắc phục.
Hai là, để từng bước xử lý tận gốc tham nhũng, thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát thì Quốc hội, Chính phủ phải dành nguồn ngân sách đầu tư hạ tầng để cả nước sớm chuyển sang chế độ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng nhằm kiểm soát được biến động của tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo thật giả đều phải bộc lộ dưới ánh sáng của công lý.
Đây là giải pháp đảm bảo tính toàn diện trong quản lý dòng tiền lưu thông, chống tội phạm, ngăn ngừa tham nhũng cần triển khai đồng bộ trong công tác phòng, chống tham nhũng tới đây.
Ba là đề nghị Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát, xây dựng và ban hành cơ chế kiểm soát quyền lực cả nhận thức và hành động theo chủ trương của Đảng nhằm phản biện, tư vấn, kiểm tra, giám sát trong thực hiện trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn được Nhà nước và nhân dân giao cho.