Đau xót khi phải kỷ luật những đồng chí của chúng ta
Nhận đinh về việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, đây là việc làm cần thiết để chấn chỉnh lại công tác cán bộ của Đảng.
"Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan thể hiện ý chí của toàn Đảng, toàn dân trong việc xử lý những vi phạm của cán bộ.
Do đó, việc xem xét kỷ luật cán bộ cán bộ cấp cao có vi phạm liên quan tới công tác điều hành, quản lý kinh tế, thể hiện quyết tâm chính trị cao rất cao của Đảng trong việc xử lý nghiêm những hành vi vi phạm của cán bộ gây ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân.
Hay nói cách khác, chúng ta đang hiện thực hóa chỉ thị của Tổng Bí thư, không có vùng cấm trong phòng, chống tham nhũng.
Mong rằng, các đồng chí lãnh đạo Đảng có cách nhìn thấu đáo, không né tránh, nể nang khi xử lý cán bộ", ông Vũ Quốc Hùng chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 2/5.
Nhìn nhận về hàng loạt cán bộ đương chức cao cấp trong
"Tôi hoàn toàn nhất trí với Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan tới vi phạm tại PVN. Đây là việc làm rất được người dân hưởng ứng", ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói. |
Đảng bị đề nghị kỷ luật trong thời gian gần đây, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, đây là điều cực kỳ đau xót.
"Nhân vô thập toàn. Con người có lúc đúng, lúc sai. Không thể phủ nhận những đóng góp của anh Thăng trong quản lý, điều hành kinh tế, xã hội thời gian qua.
Nhưng công ra công, tội ra tội, phải phân biệt rõ ràng. Việc nào ra việc đó, đừng lấy cái nọ để đỡ cái kia.
Trong vụ việc nói trên, để thất thoát tài sản quốc gia do quản lý yếu kém là một chuyện, nhưng chúng ta mất gần một nửa "tiểu đội" bị kỷ luật liên quan tới những vi phạm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là điều cực kỳ đau xót.
Đau xót là Đảng mất đi cán bộ.
Trong lịch sử, Đảng ta từng xử lý kỷ luật một số đồng chí vi phạm, dù họ có công rất lớn. Nhưng để giữ uy tín, danh dự của Đảng chúng ta vẫn phải làm điều này dù biết rất đau xót", ông Hùng chia sẻ.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: Ngọc Quang). |
Từ những phân tích trên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, vụ việc xét kỷ luật ông Đinh La Thăng cùng nhiều cán bộ khác có liên quan tới vi phạm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho thấy lỗ hổng nghiêm trọng trong công tác cán bộ.
"Để cán bộ "sa ngã" mới biết họ mắc lỗi phải xem xét lại công tác cán bộ của chúng ta. Điều này chứng tỏ công tác tuyển chọn, đề bạt, quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ có vấn đề nghiêm trọng.
Trách nhiệm đầu tiên thuộc về những người thực hiện chức trách kiểm tra, giám sát cán bộ tại cơ sở. Trước tiên trách nhiệm thuộc tổ chức đảng cấp cơ sở.
Anh Thăng là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn
"Tôi đồng tình xét kỷ luật ông Thăng, nhưng còn người đề bạt, bổ nhiệm thì sao?" |
Dầu khí, kiêm Bí thư Đảng ủy thì trách nhiệm để xảy ra vi phạm càng lớn hơn.
Về mặt Đảng đồng chí không tự kiểm điểm làm rõ trách nhiệm bản thân.
Về mặt quản lý nhà nước, đồng chí có trách nhiệm chính những vi phạm có liên quan.
Nhưng ý tôi muốn nói là, cả tập thể với rất nhiều Đảng viên tại Tập đoàn Dầu khí, tại sao không có ai lên tiếng về những vi phạm đó?
Nếu theo điều lệ Đảng thì Đảng ủy sở tại cũng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát cán bộ đảng viên cơ mà.
Vậy thì việc kiểm tra, giám sát công tác cán bộ của chúng ta như thế nào?
Lãnh đạo cấp ủy Đảng có thực hiện việc kiểm tra công tác cán bộ thường xuyên không?
Nếu kiểm tra thường xuyên có phát hiện vi phạm của Đảng viên không? Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm của Đảng viên thì có báo cáo cấp trên xử lý không?
Đó là chưa nói đến việc, trong tổ chức đảng đó có đồng chí chỉ làm nhiệm vụ chuyên trách về mặt đảng.
Thế thì trong câu chuyện này, họ chuyên trách để làm gì khi cán bộ có vi phạm, nhưng không có đề xuất kỷ luật?", ông Vũ Quốc Hùng đặt nghi vấn.
Kiểm tra, phát hiện cán bộ vi phạm có trách nhiệm của toàn dân
Ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, việc kiểm tra, xử lý vi phạm của Đảng viên không chỉ có trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra Đảng mà đó còn là trách nhiệm của toàn dân.
"Hệ thống các văn bản quy định rõ việc phát hiện, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Vấn đề đặt ra là phải đối chiếu các văn bản đó với việc tổ chức thực hiện các quy định về công tác cán bộ như thế nào?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng. ảnh: Ngọc Quang. |
Tôi cho rằng, các quy định trong công tác cán bộ đã rõ, nhưng tính kỷ luật không nghiêm, vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích nhóm, vì chức quyền nên họ đứng trên các quy định của Đảng.
Do đó, việc tăng cường công tác kiểm tra giám sát cán bộ đảng viên không chỉ có trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp, mà còn là trách nhiệm của quần chúng nhân dân.
Những vi phạm của cán bộ phải được công khai cho toàn dân được biết và giám sát.
Việc công khai vi phạm của cán bộ giúp cán bộ có vi phạm nhận thức được hành vi vi phạm của mình, đồng thời giúp tổ chức Đảng đưa ra giải pháp để xử lý, chấn chỉnh những vi phạm đó", ông Hùng nêu rõ.