Mô hình tàu ngầm thông thường S-20 dùng để xuất khẩu của Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Pakistan đề nghị mua 8 tàu ngầm "công nghệ kém" của Trung Quốc?
Tờ "Quan sát" Trung Quốc ngày 1 tháng 4 đưa tin, trang mạng "Dawn" Pakistan cùng ngày dẫn lời quan chức Hải quân Pakistan nói với Ủy ban thường vụ quốc phòng rằng, Chính phủ Liên bang đã bày tỏ ủng hộ đối với báo cắt vắn tắt về việc mua 8 tàu ngầm của Trung Quốc. Quan chức Hải quân Pakistan lấy máy bay chiến đấu Kiêu Long do Trung Quốc-Pakistan hợp tác làm ví dụ, đã bác lại quan điểm "không thể hài lòng với công nghệ Trung Quốc" của một số thành viên ủy ban.
Theo bài báo, Ủy ban được thông báo, thư ký ban các vấn đề kinh tế Mahmoud Selim Seth vào thứ Ba đến Trung Quốc và bắt đầu thảo luận các vấn đề có liên quan. Quan chức Hải quân đồng thời cho biết, Ủy ban Quốc phòng cuối cùng sẽ đồng ý thúc đẩy kế hoạch nhập khẩu 8 tàu ngầm từ Trung Quốc.
Khi đã bác lại quan điểm không hài lòng của một số thành viên ủy ban đối với công nghệ Trung Quốc, Quan chức Hải quân Pakistan cho rằng, sau khi máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (hay còn gọi là máy bay FC-1 Kiêu Long) chứng minh là một loại máy bay chiến đấu động cơ phản lực quân dụng "cấp độ thế giới", quan điểm trên đã không đứng vững.
Theo bài báo, loại tàu ngầm mà Hải quân Pakistan muốn mua của Trung Quốc có thể là tàu ngầm Type S20P mà Trung Quốc thiết kế riêng cho xuất khẩu, đó là một loại tàu ngầm thông thường được Trung Quốc đưa ra dựa trên công nghệ tàu ngầm AIP Type 039B. Theo báo chí quốc tế, kích thước của tàu ngầm thông thường S20 là dài 66 m, rộng 8 m, cao 8,2 m, lượng giãn nước khi nổi là 1.850 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 2.300 tấn, tốc độ tối đa khi lặn có thể đạt 18 hải lý/giờ, hành trình tối đa có thể đạt 8.000 hải lý khi chạy với tốc độ 16 hải lý/giờ.
Mô hình tàu ngầm thông thường S-20 dùng để xuất khẩu của Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Bài báo tuyên truyền cho rằng, hệ thống âm thanh nước của S20P tương đối tiên tiến, hệ thống thiết bị định vị thủy âm tổng hợp ngoài ở đầu và mạn tàu, còn có thể sử dụng thiết bị định vị thủy âm dây kéo, trên tàu trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể bắn ngư lôi, tên lửa chống hạm, cũng có thể sử dụng để rải thủy lôi.
Quan chức Hải quân cho biết: "Các đề nghị khác cũng đang được cân nhắc, Hải quân Pakistan đồng thời triển khai tiếp xúc với Đức, Anh và Pháp về việc mua sắm tàu ngầm cũ".
Pakistan từ lâu đã nhập khẩu nhiều loại trang bị quốc phòng, đặc biệt là nhận được vũ khí từ "đồng minh quan trọng" Trung Quốc. Sau Chiến tranh Lạnh, Pakistan bắt đầu làm sâu sắc thêm hợp tác kinh tế và quân sự với Trung Quốc.
Xét tới mức độ mối đe dọa đối với quốc gia và tình hình tàu ngầm hiện có, Hải quân Pakistan cho biết, Pakistan cần có tàu ngầm mới nhất.
Quan chức Hải quân Pakistan đồng thời cho hay, Pháp dã từ chối tiếp tục cung cấp tàu ngầm cho Pakistan.
Được biết, đằng sau việc Pháp từ chối bán tàu ngầm cho Pakistan hầu như có nhiều nguyên nhân, bao gồm bất đồng về vấn đề chuyển giao công nghệ. Đồng thời, Pháp đang chuẩn bị bán tàu ngầm cho Ấn Độ - "kẻ thù" của Pakistan.
Mô hình tàu ngầm thông thường S-20 dùng để xuất khẩu của Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Hải quân Pakistan hiện có 5 tàu ngầm động cơ thông thường, đều là lớp Agosta của Pháp, trong đó 2 chiếc là Agosta-70, 3 chiếc là Agosta-90B. Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Hải quân Pakistan đã mua Agosta-70, đến nay đã hoạt động trên 30 năm, sắp nghỉ hưu; 3 chiếc Agosta-90B mua vào cuối thập niên 1990 và đầu thế kỷ này là tàu ngầm chủ lực hiện có của Hải quân Pakistan. Pakistan còn trang bị 3 tàu ngầm cỡ nhỏ khác, đều là tàu ngầm lớp SSK của Đức.
Năm 2009, Hải quân Pakistan có kế hoạch mua sắm hai tàu ngầm Type 214 của Đức, nhưng theo bài báo, do giá cả chế tạo trên 2 tỷ USD, Pakistan đã chấm dứt kế hoạch mua sắm này.
Pakistan sẽ bán máy bay chiến đấu Kiêu Long cho Myanmar?
Trang mạng Dailycapital của kênh truyền hình CAPITAL TV Pakistan ngày 18 tháng 3 cũng có bài viết về máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (Trung Quốc gọi là FC-1 Kiêu Long) do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.
Theo bài báo, Pakistan đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu đầu tiên về máy bay chiến đấu JF-17 Thunder. Bài báo dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Pakistan cho biết, Myanmar đã ký kết thỏa thuận mua sắm máy bay chiến đấu JF-17 của Pakistan.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 của Không quân Pakistan |
Bài báo cho rằng, nhiều quốc gia trong đó có Nigeria, Bangladesh, Tajikistan và Myanmar đã bày tỏ rất quan tâm tới máy bay chiến đấu JF-17, loại máy bay này có giá thành thấp hơn rất nhiều so với máy bay chiến đấu F-16 hoặc Typhoon. Nhưng số lượng và chi tiết thỏa thuận liên quan mua sắm máy bay chiến đấu JF-17 của Myanmar vẫn chưa được tiết lộ.
Ngay từ tháng 6 năm 2014, trang mạng "Thời báo Myanmar" đã đăng bài cho rằng, Chính phủ Myanmar có kế hoạch nhập khẩu công nghệ từ Trung Quốc và Pakistan, sản xuất máy bay chiến đấu đa năng JF-17 ở nhà máy trong nước, từ đó tăng cường sức mạnh không quân của họ. Quan hệ quân sự Myanmar-Trung Quốc mật thiết, Không quân Myanmar đã trang bị rất nhiều máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo, bao gồm máy bay chiến đấu J-7 và máy bay tấn công Q-5.
Trên thực tế, mấy năm gần đây, những thông tin máy bay chiến đấu Kiêu Long sắp nhận được đơn đặt hàng mới rất nhiều, nhưng đều không được xác nhạn cuối cùng. Nguồn tin hàng không cho biết, cùng với việc Pakistan từng bước có năng lực lắp ráp sản xuất máy bay chiến đấu Kiêu Long ở tổ hợp hàng không liên hợp, những năm gần đây, Pakistan đang tích cực thúc đẩy công tác xuất khẩu loại máy bay chiến đấu này.
Nhưng, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tình hình tài chính của các nước trên thế giới không tốt, tiến triển công tác xuất khẩu không lớn. Thông tin "Myanmar đặt mua JF-17" trên báo chí Pakistan vẫn chưa được nhà sản xuất máy bay chiến đấu Pakistan xác nhận.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 của Không quân Pakistan |