Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 29 tháng 8 dẫn trang mạng "The Financial Times" Anh ngày 28 tháng 8 đã đăng bài viết "Pakistan cho biết sẽ có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới". Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Tên lửa chiến thuật của Lục quân Pakistan có thể lắp đầu đạn hạt nhân |
Báo cáo mới nhất cho biết, nếu Pakistan tiếp tục cách làm mỗi năm chế tạo tới 20 đầu đạn hạt nhân, họ sẽ sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới trong vòng 10 năm nữa, chỉ đứng sau Mỹ và Nga.
Báo cáo này do 2 nhà phân tích nổi tiếng Mỹ viết và do Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie công bố. Báo cáo này cho rằng Pakistan đang đuổi vượt Ấn Độ, bởi vì Ấn Độ - nước láng giềng và đối thủ của họ hàng năm chỉ chế tạo 5 đầu đạn hạt nhân.
Quan chức ngoại giao phương Tây theo dõi chặt chẽ năng lực hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan cho rằng, Ấn Độ sở hữu khoảng 100 đầu đạn hạt nhân, trong khi đó, Pakistan đã chế tạo khoảng 120 đầu đạn hạt nhân. Hiện nay, Pakistan có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ sáu thế giới, đứng sau Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Anh.
Khi được hỏi về quan điểm đối với việc này, một quan chức cấp cao Chính phủ Pakistan cho biết: "Dự đoán đối với tương lai (của báo cáo này) là hết sức thổi phồng. Pakistan là một nước lớn hạt nhân có trách nhiệm, sẽ không bất chấp hậu quả".
Công nghệ tên lửa của Pakistan có liên quan chặt chẽ với Trung Quốc |
Nhưng, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế nỗ lực ngăn chặn quốc gia lân cận Iran không được phát triển vũ khí hạt nhân, cách làm tăng cường năng lực hạt nhân của Pakistan trở nên rất nổi cộm.
Năm 1998, Pakistan trở thành nước lớn hạt nhân. Khi đó, chỉ 3 tuần sau khi Ấn Độ triển khai thử nghiệm hạt nhân lần hai, Pakistan đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân 6 lần. Ấn Độ và Pakistan đều chưa ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nhiều năm qua, các chuyên gia phân tích phương Tây luôn tìm cách đưa ra đánh giá chính xác đối với số lượng đầu đạn hạt nhân của hai nước Ấn Độ và Pakistan. Chương trình vũ khí hạt nhân của hai nước luôn bị coi là cơ mật cao.
Bình luận viên vấn đề an ninh Pakistan Hassan Askari Rizvi cho rằng, chỗ khác nhau căn bản của Pakistan và Ấn Độ ở chỗ, chương trình hạt nhân của Islamabad chuyên dùng để ngăn chặn Ấn Độ, trong khi đó, chương trình hạt nhân của Ấn Độ có ý đồ để họ trở thành một nước lớn hạt nhân và nhận được sự đồng tình của cộng đồng quốc tế.
Tên lửa đạn đạo tầm xa Shaheen Pakistan, tầm bắn 2.500 km |
Ông cho biết: "Pakistan rõ ràng nằm ở thế bất lợi, bởi vì quân đội thông thường của họ lạc hậu so với Ấn Độ trên rất nhiều phương diện. Đây là nguyên nhân Pakistan cần dựa nhiều hơn vào năng lực hạt nhân của mình".