Từ trước tới nay, các nhà nhân chủng học đã tìm thấy 3 hóa thạch người gồm một khuôn mặt và 2 bộ xương hàm, có niên đại từ 1,78 – 1,95 triệu năm.
Quay trở lại với phát hiện bộ xương sọ vào năm 1972, các nhà nghiên cứu xác định nó thuộc giống người mới mang tên Homo rudolfensis với bộ não lớn và khuôn mặt dài bằng phẳng.
Tuy nhiên, sau 40 năm, chưa một bộ xương sọ nào khác thuộc giống người H.rudolfensis được phát hiện. Do đó, các nhà nghiên cứu vẫn không dám chắc liệu hộp sọ này thuộc về giống người hay một loài động vật mới.
Hóa thạch xương người mới được phát hiện tại Kenya |
Song với phát hiện lần này tại Kenya, các nhà nghiên cứu có thể khẳng định H.rudolfensis thực sự là một giống người mới tồn tại cùng nhiều giống người khác cách đây 2 triệu năm.
Những nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng giống người cổ đại nhất là Homo erectus sống cách đây 1,8 triệu năm. Người Homo erectus mang cấu tạo đầu nhỏ, hàng lông mày đậm và dáng đứng thẳng.
Cách đây 50 năm, giới khoa học còn phát hiện thêm được giống người cổ đại hơn là Homo habilis có khả năng cùng tồn tại với người H. erectus.
Kết hợp với phát hiện về giống người H. rudolfensis, các nhà nghiên cứu hoàn toàn có cơ sở tin rằng còn nhiều giống người khác tồn tại trong giai đoạn cách đây 2 triệu năm.
Trong những nhóm động vật khác, nhiều loài cũng đã trải qua quá trình tiến hóa mang hình hài mới như loài chim hay chân dính. Khi hình hài mới tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của các loài động vật trong tự nhiên thì chúng sẽ tồn tại và ngược lại.
Theo giáo sư Chris Stringer tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Anh thuộc thành phố London, những bằng chứng hóa thạch cho thấy khả năng quá trình tiến hóa của con người cũng đi theo cách trên. Do đó, nhiều giống người đã tuyệt chủng do không thích ứng với môi trường trên hành trình tiến hóa.