Phát hiện mạng lưới đường hầm từ thời kỳ đồ đá bên dưới châu Âu

05/08/2011 00:49
(GDVN) - Hầu hết các đường hầm đã được phát hiện chỉ rộng chừng 70 cm - đủ cho một người luồn lách trong đó.

(GDVN) - Một nhà khảo cổ học người Đức đã phát hiện ra một phần của hệ thống đường hầm mà ông tin rằng nó từng được người cổ đại xây dựng trên khắp châu Âu, kéo dài từ Soctland tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuốn sách "Bí mật của cánh cửa ngầm dẫn đến thế giới cổ đại" vừa mới được xuất bản, tiến sĩ khảo cổ học Heinrich Kusch tin rằng hệ thống đường hầm này có từ thời đồ đá mới, khoảng 12.000 năm trước, do người cổ đại tạo ra và hệ thống đường hầm này ban đầu vô cùng lớn.

alt
 

"Chỉ riêng tại Bavaria, Đức, chúng tôi đã tìm thấy 700m đường hầm dưới lòng đất. Tại Styria (Áo), chúng tôi tìm thấy 350m đường hầm này. Trên khắp châu Âu, người ta đã phát hiện ra hàng ngàn đoạn đường hầm giống như vậy - từ bắc Scotland cho tới Địa Trung Hải" - tiến sĩ Kusch cho biết.

Hầu hết các đường hầm đã được phát hiện chỉ rộng chừng 70 cm - đủ cho một người luồn lách trong đó. Chúng được thiết kế nằm xen kẽ với các ngóc ngách và một số nơi được làm rộng hơn một chút giúp người di chuyển trong đó có thể ngồi hoặc dùng làm các phòng lưu trữ.

Các hệ thống đường hầm này không thông với nhau nhưng chúng tạo lên một mạng lưới đường hầm khổng lồ dưới lòng đất mà các nhà khoa học tin rằng chúng được người cổ đại sử dụng để tránh kẻ thù.
alt
 
alt
 
alt
 


{iarelatednews articleid='9654,9652,9636,9614,9593,9570,9579,9429,9481,9557,9556,9458,9476,9470,9441,9356,9362,8715'}


Nguyễn Hường
(German Herald)

alt