Sau một hố khổng lồ bí ẩn được phát hiện tại Siberia, hai hố khác tương tự đã được tìm thấy trong khu vực đóng băng vĩnh cửu ở cực bắc nước Nga.
|
Hố khổng lồ phát hiện tại bán đảo Yamal. |
Tờ Daily Mail cho biết, hố thứ hai được tìm thấy trên bán đảo Yamal và cái thứ ba được tìm thấy ở trên bán đảo Taymyr, thuộc khu vực Kransoyark.
Cả hai đều được phát hiện bởi những người chăn tuần lộc trong khu vực từ trước, nhưng chúng chỉ thu hút sự chú ý trên toàn thế giới sau khi phi công của một nhà máy khai thác khí đốt lớn tại Bovanenkov chụp ảnh và đăng tải lên mạng.
Những hố mới được phát hiện nhỏ hơn cái đầu tiên tìm thấy ở Siberia, nhưng có hình dạng tương tự và đều đặt ra những thách thức mới cho các nhà khoa học Nga và thế giới.
Hố thứ hai được phát hiện nằm gần làng Antipayuta, huyện Taz, thuộc bán đảo Yamal. Miệng hố này có đường kính khoảng 15 mét, sâu 70 mét. Nó được phát hiện hồi năm ngoái, nhưng gần đây mới nổi tiếng khắp thế giới.
|
Hố được một người chăn tuần lộc trên bán đảo Taymyr phát hiện. |
Theo người dân địa phương, hố này được hình thành vào ngày 27 tháng 9 năm 2013.
Hố thứ ba được tìm thấy ở bán đảo Taymyr. Nó được một người chăn tuần lộc vô tình tìm thấy sau khi suýt bị rơi xuống đó. Hố có hình nón hoàn hảo với độ sâu khoảng 60 đến 100 mét, đường kính miệng hố 4 mét.
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích cho nguồn gốc của những hố bí ẩn này như thiên thạch rơi, tên lửa đi lạc, một trò đùa của con người, người ngoài hành tinh, nổ khí...
|
Vị trí phát hiện ba miệng hố khổng lồ bí ẩn. |
Hiện các chuyên gia địa chất, sinh thái học, các nhà sửa học vẫn chưa có sự đồng thuận trong việc lý giải nguồn gốc của những hố khổng lồ này vì những gì họ thấy không hoàn toàn giống như do bàn tay con người tạo ra, nhưng cũng không giống do thiên tạo.
Tuy nhiên, giả thuyết đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn là chúng được hình thành từ hiện tượng băng vĩnh cửu tan do biến đổi khí hậu dẫn tới một vụ nổ khí mê-tan lớn ở bên dưới lớp băng.
Những cảnh quay cận cảnh miệng hố thứ hai cho thấy có bằng chứng nhiệt độ đã tham gia vào quá trình hình thành nó.
Tờ Sunday Morning Herald cho rằng những chiếc hố này có thể hình thành theo cơ chế "pingo", nghĩa là nó là một hố băng bị lộ ra do băng tan chảy.
|
Hố khổng lồ ở Taymyr. |
|
Nước bên dưới đáy hố ở bán đảo Yamal. |
|
Hố khổng lồ đầu tiên được phát hiện ở Siberia. |
|
Các nhà khoa học đã loại bỏ giả thuyết thiên thạch tạo ra hố này khi tìm thấy dấu vết của nhiệt độ. |
|
Bên trong hố khổng lồ đầu tiên được tìm thấy. |
|
Thành hố khổng lồ đầu tiên. |
|
Miệng hố khổng lồ bí ẩn đầu tiên. |
Nguyễn Hường