Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
Ngày 11 tháng 11, Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 10 đã khai mạc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, có khoảng 700 công ty hàng không và 120 máy bay tham gia triển lãm, máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm.
Đây là triển lãm hàng không có quy mô lớn nhất của Trung Quốc, được tổ chức 2 năm 1 lần. Để giành giật hợp đồng hàng chục tỷ USD ở thị trường hàng không vũ trụ Trung Quốc, nhà sản xuất vũ khí các nước đã triển khai cạnh tranh quyết liệt, các công ty hàng không thương mại chủ yếu của Mỹ và châu Âu đều không muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia triển lãm.
Phi công Su-35 Nga: J-31 đẹp, nhưng không đủ tiên tiến
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 11 đưa tin, tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014, máy bay chiến đấu Su-35 Nga chắc chắn là một nhân vật gây ồn ào, không ít người xem ngưỡng mộ, chỉ đến xem Su-35 biểu diễn.
Phi công bay thử máy bay chiến đấu Su-35 Nga, người từng giành danh hiệu vinh dự "Anh hùng Nga", Sergei Bogdan đã trả lời phỏng vấn, đã khẳng định đối với tính năng của nhiều loại máy bay chiến đấu Trung Quốc, còn cho rằng, kỹ thuật của đồng nghiệp Không quân Trung Quốc có tiến bộ.
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
Đây là lần đầu tiên Sergey Bogdan điều khiển (xem clip) Su-35 tiến hành bay biểu diễn ở Trung Quốc, nhiều năm trước ông đã tới Chu Hải, lần này đến với tư cách phi công. Ông cho biết, có rất nhiều đội nghũ ưu tú đến Chu Hải trưng bày rộng rãi nhất công nghệ tiên tiến nhất của toàn thế giới, điều này gây ấn tượng với ông.
Khi nói đến sự khác biệt giữa Su-35 và Su-27, Sergey Bogdan cho rằng, Su-35 là máy bay chiến đấu rất tiên tiến, lái Su-35 có sự khác biệt tương đối lớn so với lái Su-27. So với Su-27, Su-35 tiên tiến hơn, an toàn hơn, thoải mái hơn, là máy bay chiến đấu tốt nhất trong các trang bị hiện có của Quân đội Nga.
Tại Triển lãm hàng không Chu Hải, ngoài Su-35, một "ngôi sao" khác của Trung Quốc cũng gây chú ý, đó là đội bay nhào lộn Bát Nhất của Trung Quốc. Bogdan cho rằng, kỹ thuật lái của phi công Trung Quốc rất vững vàng, rất thành thạo và trông đợi nhiều hơn vào "hợp tác" với đồng nghiệp Trung Quốc.
Đối với máy bay chiến đấu J-31 (FC-31) trưng bày tại triển lãm lần này, Bogdan cho rằng, J-31 rất đẹp, phi công Nga rất quan tâm đến J-31 Trung Quốc. J-31 là máy bay rất thú vị, nhìn bề ngoài rất hấp dẫn, Mặc dù máy bay này tạm thời hoàn toàn “không phải tiên tiến nhất thế giới”, nhưng biểu diễn lần này đã giúp cho những người phát triển J-31 và phi công J-31 được "kính trọng".
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
Mơ phá vỡ cục diện lũng đoạn máy bay thế hệ thứ tư của nước ngoài
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 10 tháng 11 đưa tin, ngày 10 tháng 11, Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc tổ chức họp báo, nói về tình hình công nghiệp hàng không Trung Quốc tham gia Triển lãm hàng không Trung Quốc lần thứ 10.
Phó tổng giám đốc Công nghiệp hàng không Trung Quốc Lý Ngọc Hải cho biết, máy bay chiến đấu J-31 là một loại máy bay chiến đấu có đặc trưng “máy bay thế hệ thứ tư” điển hình, là một loại sản phẩm chính để Công nghiệp hàng không Trung Quốc “khai thác thị trường thương mại vũ khí quốc tế”, máy bay này từ khi bắt đầu nghiên cứu chế tạo đã “mơ” phá vỡ sự thống trị truyền thống về máy bay thế hệ thứ tư của nước khác.
Lý Ngọc Hải cho biết, máy bay chiến đấu J-31 có đặc điểm của máy bay thế hệ thứ tư điển hình như tàng hình, cửa nạp hình S lớn ở hai bên. "Nếu nhất định phải so sánh với máy bay thế hệ thứ tư nước ngoài, có thể nói như này, trước đây chúng tôi đuổi kịp trên phương diện máy bay thế hệ thứ tư, hiện nay có thể cạnh tranh cùng thị trường".
Lý Ngọc Hải nói tiếp: "Là một loại vũ khí trang bị, J-31 từ khi bắt đầu nghiên cứu chế tạo, ngoài xem xét nhu cầu 'có thể đánh trận, đánh thắng trận' (tư tưởng chỉ đạo của ông Tập Cận Bình), phá vỡ cục diện nước ngoài thống trị máy bay thế hệ thứ tư cũng là giấc mơ của những người làm hàng không chúng tôi. Máy bay này lần này tham gia Triển lãm hàng không Trung Quốc cũng là một sản phẩm chủ lực để mở cửa thị trường thương mại vũ khí quốc tế. Nó ngoài có tất cả tính năng của máy bay thế hệ thứ tư, còn có ưu điểm do Trung Quốc chế tạo, đó chính là giá cả hợp lý, độ tin cậy tốt, bảo đảm dịch vụ tốt".
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
So sánh với máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ: Nhiều quan điểm tâng bốc
Báo chí điện tử Trung Quốc dẫn mạng tin tức Học viện hải quân Mỹ (USNI) ngày 6 tháng 11 đưa tin, “một số nguồn tin từ Quân đội và ngành hàng không Mỹ” cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình mới J-31 Trung Quốc cuối cùng có thể chiến thắng máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ.
Theo bài báo, J-31 là thử nghiệm mới nhất của Trung Quốc trên phương diện máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, tính năng “tương tự” như máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và F-35 Lightning của Công ty Lockheed Martin.
"Một phi công thâm niên Mỹ (có kinh nghiệm lái F-16) hiểu về chương trình F-35" cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc mặc dù nằm ở giai đoạn "cất bước", nhưng cuối cùng máy bay chiến đấu Trung Quốc sẽ "ngang tài" với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Mỹ, Trung Quốc có thể làm được.
Theo phi công này, máy bay chiến đấu kiểu mới này của Trung Quốc hiện rất có thể mạnh hơn máy bay chiến đấu F-16, F-15 và F/A-18E/F của Mỹ, máy bay chiến đấu Trung Quốc có thể nhanh chóng vượt máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Mỹ.
"Một cựu phi công máy bay chiến đấu Không quân" cho rằng, trong không chiến tương lai, Trung Quốc sẽ dùng máy bay phản lực có số lượng tuyệt đối để chống lại phi công được huấn luyện tốt của Quân đội Mỹ. Ông lo ngại, số lượng trang bị thực tế của Không quân Trung Quốc phải nhiều hơn tưởng tượng, máy bay động cơ phản lực và vũ khí của Trung Quốc đều không thể bắt bẻ, nhưng phi công và trình độ lái máy bay của họ còn chưa thể biết được.
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
Theo "một phi công bay thử Mỹ", do máy bay Trung Quốc còn chưa dùng cho chiến đấu thực tế, hiện nay còn chưa thể đưa ra phán đoán phù hợp đối với năng lực tác chiến của nó. Hiện nay còn chưa rõ Trung Quốc sử dụng J-31 cùng vũ khí của nó như thế nào, nhưng Mỹ quan tâm hơn tới hệ thống radar và các bộ cảm biến khác của Trung Quốc.
"Một quan chức Mỹ" cho rằng, J-31 lần đầu tiên xuất hiện ở triển lãm cho thấy, Trung Quốc hiện có kế hoạch bán loại máy bay chiến đấu này trên thị trường công khai.
Cũng liên quan đến so sánh J-31 và máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ, báo chí điện tử Trung Quốc dẫn hãng RIA Novosti Nga ngày 10 tháng 11 đưa tin, Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 10 năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 11 tại Chu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc.
Theo bài báo, ông Sergei Kornev - người phụ trách xuất khẩu tài sản và dịch vụ đặc biệt không quân của công ty Rosoboronexport Nga đã dẫn đầu đoàn đại biểu công ty này tham gia triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc trả lời phỏng vấn cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phiên bản xuất khẩu J-31 của Trung Quốc sẽ trang bị động cơ phản lực cánh quạt RD-93 do Nga chế tạo.
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
Ông Sergei Kornev nói: "J-31 trang bị động cơ RD-93 do Nga chế tạo được cho là máy bay chiến đấu phiên bản xuất khẩu, trên thị trường khu vực có thể cạnh tranh với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35". Kornev còn cho rằng, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo hai loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 và J-31 cho thấy khoa học công nghệ, tư duy thiết kế và ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc có tiềm lực rất lớn.
Ông nhấn mạnh: "Kế hoạch là rất lớn, nhưng hoàn toàn có thể thực hiện, đặc biệt là trong tình hình giá cả F-35 cao và tồn tại vấn đề công nghệ". Ngày 31 tháng 10 năm 2012, J-31 lần đầu tiên bay thử, hiện nay Trung Quốc đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu chế tạo loại máy bay này.
Triển vọng xuất khẩu J-31 rất bi quan
Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 10 tháng 11 đưa tin, Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 10 chính thức khai mạc vào ngày 11 tháng 11, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. Nhìn vào các dấu hiệu, J-31 rất có thể chuyên dùng cho xuất khẩu, vì vậy nó vừa được cho bay thử một cách ồn ào, rồi lại cho trưng bày tại triển lãm, điều này hoàn toàn trái ngược với cách làm giữ bí mật chặt chẽ về máy bay chiến đấu kiểu mới trước đây của Trung Quốc, điểm này rất giống với máy bay chiến đấu Kiêu Long.
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
J-31 được cho là "máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư" thứ hai của Trung Quốc (tiêu chuẩn thế hệ thứ năm trên quốc tế), cũng là loại "máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm" thứ tư trên thế giới, sau F-22, F-35, T-50 và J-20. Về tính năng, J-31 cũng chú trọng tính tàng hình, đối lập với tư tưởng thiết kế hoàn toàn khác của máy bay chiến đấu truyền thống, các chỉ tiêu như khả năng hoạt động liên tục, tốc độ tuần tra, tính năng cơ động cũng rất “đáng khen”.
Nhưng, về khách quan, mặc dù J-31 được định vị là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư "kiểu kinh tế" (xuất khẩu), nhưng triển vọng xuất khẩu hoàn toàn không lạc quan, thậm chí có thể kết thúc "bằng không".
Một nguyên nhân quan trọng nhất là, thị trường quốc tế của máy bay thế hệ thứ tư thực ra rất nhỏ. Mặc dù hiện nay máy bay chiến đấu thế giới ở trong quá trình thay đổi từ thế hệ thứ ba sang thế hệ thứ tư, nhưng các nước có thể mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư (một cách miễn cưỡng) về cơ bản đều là các nước phát triển phương Tây. Hơn nữa, các nước phương Tây chủ yếu đều đã tham gia chương trình hợp tác quốc tế F-35. Các nước khác hầu như không thể mua máy bay thế hệ thứ tư đắt đỏ.
Hiện nay, F-35 là máy bay thế hệ thứ tư "kiểu kinh tế", giá cả mỗi chiếc đã vượt 200 triệu USD, cho dù là giá cả dự đoán sau khi sản xuất hàng loạt cũng vượt xa 100 triệu USD. Không chỉ là máy bay thế hệ thứ tư, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3+ phiên bản cải tiến cũng phổ biến tiếp cận 100 triệu USD, mặc dù một số nước phát triển phương Tây cũng buộc phải giảm số lượng mua sắm. Trên thị trường quốc tế, đơn đặt hàng máy bay chiến đấu kiểu mới trên 100 chiếc đã trở thành đơn đặt hàng siêu lớn.
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
J-31 mặc dù khi thiết kế được định vị là mấy bay thế hệ thứ tư "kiểu kinh tế", nhưng bản thân tính năng đã quyết định giá cả chế tạo không thể rẻ lắm. Mặc dù về tính năng đã giảm đi, nhưng radar mảng pha quét điện tử chủ động, động cơ véc-tơ, lớp sơn tàng hình, hệ thống điện tử hàng không thế hệ mới, hệ thống điều khiển fly-by-wire... đều không thể thiếu, chi phí chế tạo mỗi bộ phận đều sẽ không ít hơn vài triệu, mười triệu USD. Cho dù sản xuất hàng loạt, chi phí chế tạo cũng có thể lên tới 80 - 100 triệu USD. Cho dù không đến 100 triệu USD, tức là máy bay thế hệ thứ tư có giá rất rẻ thì điều này cũng là quá đắt đối với phần lớn quốc gia.
Ngoài ra, máy bay thế hệ thứ tư có một khuyết điểm nổi bật, chính là khả năng mang theo vũ khí, điều này không phải chỉ J-31 mới có. Do phải bảo đảm tính tàng hình, máy bay thế hệ thứ tư về cơ bản đều bố trí vũ khí ở bên trong, nhưng khoang đạn bên trong có sức chứa hạn chế, ví dụ tên lửa không đối không nhiều nhất 6 quả, số lượng giảm rõ rệt so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba Su-35, Rafale, Typhoon.
Trong khi đó, khả năng tiến hành tấn công của bom, tên lửa mang theo càng "đáng thương", nhất là tên lửa không đối hạm cỡ lớn hầu như "vô duyên" với F-22, F-35. Mặc dù máy bay thế hệ thứ tư cũng có thể áp dụng phương thức treo bên ngoài, nhưng ưu thế tàng hình so với máy bay thế hệ thứ ba sẽ không còn nữa, các tính năng khác trái lại còn có thể bất lợi. Ở góc độ tỷ lệ giữa hiệu suất và giá, các nước trung bình mua máy bay chiến đấu thế hệ 3+ có thể thích hợp hơn.
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
Vì vậy, chi phí chế tạo đắt đỏ, năng lực tấn công đất đối hải kém, cũng sẽ là khuyết điểm không thể tránh được của J-31. Quốc gia có nhu cầu J-31 thực sự vẫn là những nước có năng lực kinh tế dồi dào, yêu cầu trình độ không chiến rất cao, các nước xuất khẩu máy bay chiến đấu truyền thống của Trung Quốc về cơ bản không có điều kiện này, trong khi đó những nước xuất khẩu tiềm năng về cơ bản lại bị F-35 chiếm lĩnh.
Ngoài ra còn có một nhân tố quan trọng, chính là, những máy bay chiến đấu có tính năng cao như F-35, J-31 chỉ có thể phát huy vai trò đầy đủ khi có hệ thống tác chiến thông tin trình độ cao. Nếu chỉ là một nước nhỏ yếu, dựa vào vài máy bay thế hệ thứ tư để xử lý các vấn đề quan trọng, trình độ sức chiến đấu để phát huy có thể không hề cao được như máy bay thế hệ thứ ba, thậm chí còn kém.
Vì vậy, các máy bay huấn luyện như K-8, Super Tucano bán rất tốt trên thị trường quốc tế, nhưng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba như Kiêu Long cũng rất khó khai phá thị trường ở các nước đang phát triển, trong khi đó, J-31 thì càng gian nan.
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |