Buổi hội thảo có sự tham gia của rất nhiều phụ huynh, học sinh nhà trường cũng rất nhiều phụ huynh có con chuẩn bị bước vào lớp 1.
Bà Koga Masako, chuyên gia, cố vấn giáo dục người Nhật Bản đã có một buổi chia sẻ về phương pháp đọc sách giúp trẻ yêu thích, say mê đọc sách theo một cách rất thú vị.
Chuyên gia người Nhật đã chia sẻ phương pháp khơi dậy trí tưởng tượng, khả năng đồng cảm, người đọc sách hóa thân vào nhân vật để cảm nhận nội dung cuốn sách với nhiều cung bậc cảm xúc.
Phương pháp đọc truyện của chuyên gia người Nhật cũng tạo sự gắn kết giữa bố mẹ và con khi đọc sách. Thay vì đơn thuần bố mẹ đọc nội dung câu chuyện cho con nghe, bố mẹ sẽ cùng con biểu cảm theo nhân vật qua nét mặt, cử chỉ… như nhân vật trong truyện.
Chuyên gia cố vấn giáo dục người Nhật hướng dẫn phụ huynh, học sinh phương pháp đọc sách thú vị, đầy biểu cảm. Ảnh: Vũ Phương. |
Để hiểu rõ hơn về phương pháp đọc sách tuyệt vời này, bà Koga Masako hướng dẫn học sinh và phụ huynh đọc cuốn truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản “Cầu trượt thật dài” đã được dịch ra tiếng Việt.
Chuyên gia Koga Masako đã khiến phụ huynh, học sinh và các thầy cô, ban giám hiệu, hội đồng Trường M.E. cảm giác được sự hứng khởi, thích thú của các con khi đọc sách cùng vị chuyên gia.
Qua cuốn truyện Cầu trượt thật dài, học sinh cảm nhận được nhiều cung bậc, cảm xúc khi đọc cuốn truyện như mình đang được trượt trên những chiếc cầu trượt. Có lúc chiếc cầu trượt uốn lượn, lộn vòng, có lúc lại gần như dựng đứng, có khi cầu trượt dài bị đứt… đó là những cảm giác của người đọc và người nghe.
Cũng theo vị chuyên gia này chia sẻ, ở lứa tuổi các em sẽ chỉ tập trung được khoảng 15 phút, sau đó sẽ mất tập trung. Bởi vậy, để các em tập trung trở lại, phụ huynh có thể giúp các em các bài tập đơn giản.
Bởi các con tập các bài tập đơn giản như khởi động các khớp tay, hoạt động của các khớp ngón tay ảnh hưởng rất lớn đến não bộ.
Không chỉ đọc sách, phụ huynh và học sinh còn được tự làm những chiếc cầu trượt bằng những vật dụng đã qua sử dụng nhưu chai nhựa, ống nước… cũng là cách để khơi dậy sự sáng tạo của trẻ.
Theo nghiên cứu trẻ chỉ tập trung được 15 phút đầu nên chuyên gia người Nhật hướng dẫn phụ huynh, học sinh một số bài tập cơ bản để học sinh tập trung. Ảnh: Vũ Phương. |
Sau phần đọc cuốn truyện Cầu trượt thật dài, phụ huynh và học sinh cùng làm cầu trượt bằng những chai nhựa đã sử dụng. Ảnh: Vũ Phương. |
Chuyên gia người Nhật cũng cho biết, phương pháp đọc sách này ở Nhật đã áp dụng từ lâu. Bởi vậy bà muốn lan tỏa việc đọc sách hiệu quả, kích thích sự phát triển của trẻ Việt Nam.
Vị chuyên gia này cũng chia sẻ bà hiện tham gia vào nhiều dự án giúp trẻ em tại Việt Nam tiếp cận phương pháp đọc sách mới khơi dạy cảm xúc, nâng cao trí tưởng trượng, truyền cảm.
Truyền cảm người đọc và người nghe, thông qua biểu cảm, ngôn từ, làm cho con trẻ yêu thích đọc sách, tò mò, muốn khám phá khoa học. Trẻ cũng không bằng lòng, luôn luôn có câu hỏi vì sao, tại sao? Đọc và tư duy tại sao lại vậy.
Phương pháp đọc sách này cũng giúp trẻ tư duy, suy ngẫm, tìm ra cốt truyện, thực hành theo hướng sáng tạo hơn.
Các thầy cô cũng đọc sách cùng các con để hướng đến năng lực tự học và hiểu của học sinh. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biểu cảm qua nhiều cung bậc và mức độ, thẩm thấu ngôn ngữ.
Bà Koga Masako cũng khuyên phụ huynh khi đọc sách cho con phải nhìn biểu cảm của người nghe như khi đọc cuốn Cầu trượt thật dài cần xem con sợ trượt không, con dám trượt không…Đến đoạn cầu trượt gấp khúc, uốn lượn, cầu trượt đứt quãng thì đọc như thế nào…
Kết thúc buổi Hội thảo, anh Bùi Thúc Đồng, phụ huynh chia sẻ đã học được phương pháp đọc sách cho con rất mới và thú vị.
Anh Đồng cho biết, trước đây mình nghĩ mình đọc sách, con thấy tấm gương bố đọc sách con sẽ yêu thích đọc sách. Nhưng qua buổi hội thảo mới thấy phương pháp đọc sách của vị chuyên gia người Nhật thật tuyệt vời. Điều quan trọng giúp con phát triển tư duy ngôn ngữ, sáng tạo, say mê tìm tòi, khám phá.
Học sinh M.E được học tập trong môi trường xanh giữa Thủ đô. Ảnh: NVCC. |
Học sinh M.E được các thầy cô cùng đọc sách theo phương pháp mới của vị chuyên gia người Nhật, học sinh nào cũng rất thích. Ảnh: NVCC. |
Tại Trường Tiểu học M.E Primary (MEP), mọi học sinh đều được bình đẳng, được yêu thương. Sẽ chẳng có học sinh nào yếu, học kém, chậm chạp, con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác mà thôi.
Thầy cô sẽ là người hiểu con nhất, là người luôn biết học trò của mình có điểm mạnh, điểm yếu để có phương pháp, nhiệm vụ phù hợp.
Tại ngôi trường M.E các con sẽ học qua việc trải nghiệm. Thầy cô thấu hiểu con trẻ thích chơi, những kiến thức học sinh M.E nhận được không phải bằng 45 phút gật gù cô nói, trò nghe, mà là những giờ chơi nơi cô giáo chỉ là người đồng hành đưa ra những câu hỏi thắc mắc, học sinh sẽ là người tham gia vào cuộc hành trình của tri thức để tìm ra lời giải đáp.
Đặc biệt, học sinh được học tập trong không gian xanh giữa lòng Hà Nội. Ngôi trường có hồ nước, cây xanh mát, có những ngồi nhà gỗ đầy thi vị, có tính chim hót, tiếng gió lùa qua kẽ lá rào rào… các con được học tập trong môi trường tràn ngập không gian tự nhiên xanh.
Tại M.E điểm số không phải thứ để cha mẹ so sánh, để các con phân biệt ai hơn ai kém, giữ kì, cuối kì, kết quả cao không phải là bạn được bao nhiêu điểm 10, bạn có điểm cao thứ mấy trong trường, trong lớp, mà là bạn đã vượt qua chính mình như thế nào.
Học sinh nào có tiến bộ, có thể sẽ nhận được những phần thưởng kích lệ như là người được chọn 1 món ăn mình thích cho cả trường của tuần tới, được vinh dự đeo lên ngực những chiếc huy hiệu vinh danh độc đáo dành riêng.
Dạy trẻ bằng cả trái tim là cuốn sách gối đầu của toàn thể giáo viên, nhân viên của hệ thống giáo dục M.E và đó cũng là lời hứa, lời cam kết với phụ huynh.