Nhật Bản triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 sẵn sàng đánh chặn tên lửa từ CHDCND Triều Tiên (ảnh tư liệu) |
Nhật Bản sẽ xuất khẩu tên lửa Patriot-2 cho Qatar
Tờheo hãng Kyodo Nhật Bản ngày 17 tháng 7, nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản ngày 16 tiết lộ, Chính phủ Nhật Bản cơ bản quyết định, căn cứ vào “Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ”, triển khai nghiên cứu chung với Anh về công nghệ tên lửa trang bị cho máy bay chiến đấu.
Chính phủ Nhật Bản đã cân nhắc trang bị loại tên lửa này cho máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ mới F-35 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản trong tương lai. Hội nghị nội các ngày 17 tháng 7 có sự tham dự của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua quyết định này, đồng thời phê chuẩn xuất khẩu linh kiện tên lửa cho doanh nghiệp Mỹ.
Theo trang mạng “Jane's Defense Weekly” Anh ngày 16 tháng 7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận, đang thương lượng với quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ về xuất khẩu bộ kiện hệ thống phòng không tên lửa Patriot-2 cho bên thứ ba.
Trước cuộc hội đàm lần này, vào tháng 4, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí, muốn nâng cao tỷ lệ giữa hiệu suất và giá có liên quan tới hoạt động phát triển và sản xuất quốc phòng của Nhật Bản.
Nhật Bản triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 sẵn sàng đánh chặn tên lửa từ CHDCND Triều Tiên (ảnh tư liệu) |
Một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 16 tháng 7 cho biết, nội dung hội đàm gồm có xuất khẩu bộ kiện tên lửa Patriot-2 do Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi chế tạo. Những bộ kiện này sau đó sẽ lắp cho hệ thống Patriot-2 do nhà thầu chính - Công ty Raytheon sản xuất.
Hiện nay, Công ty Raytheon trao quyền cho công nghiệp nặng Mitsubishi sản xuất bộ kiện Patriot-2, nhưng những bộ kiện này chỉ có thể sử dụng cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Bài báo cho biết, Qatar có thể trở thành khách hàng xuất khẩu đầu tiên hệ thống Patriot-2 của bộ kiện công nghiệp nặng Mitsubishi, nhưng người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản hoàn toàn không xác nhận điều này. Người phát ngôn này nói: “Công ty Raytheon thực sự đã chính thức yêu cầu công nghiệp nặng Mitsubishi xuất khẩu bộ kiện tên lửa Patriot-2”.
Qatar lần đầu tiên mua tên lửa Patriot của Mỹ, trị giá 11 tỷ USD
Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 15 tháng 7 dẫn các nguồn tin cho biết, Qatar sẽ thông qua một hợp đồng trị giá 11 tỷ USD, lần đầu tiên mua tên lửa Patriot của Mỹ.
Nhật Bản triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 sẵn sàng đánh chặn tên lửa từ CHDCND Triều Tiên (ảnh tư liệu) |
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, hợp đồng bao gồm: 10 hệ thống tên lửa Patriot dùng để đánh chặn tên lửa đối phương; 24 máy bay trực thăng Apache; 500 quả tên lửa chống tăng Javelin.
Do Iran đã xây dựng nhà máy tên lửa, để ứng phó với mối đe dọa đến từ Iran ở khu vực vùng Vịnh, Qatar luôn tập trung vào nhập khẩu hệ thống phòng thủ tên lửa.
Đơn đặt hàng vũ khí này là một đơn đặt hàng lớn nhất năm 2014 của Mỹ, đạt được sau khi Qatar công bố thư đề nghị máy bay chiến đấu, Công ty Boeing Mỹ tranh thầu với Công ty BAE Systems Anh và Công ty hàng không Dassault Pháp.
Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Hamad bin Ali al-Attiyah cho biết, Qatar lần đầu tiên đặt mua tên lửa Patriot, trước đó, các nước vùng Vịnh như Kuwait, Saudi Arabia và UAE đã mua tên lửa Patriot.
Quan chức và sĩ quan Mỹ đã tiến hành “thuyết khách” trong thời gian dài đối với các nước vùng Vịnh về xây dựng một mạng lưới phòng thủ tên lửa liên hợp, nhưng tiến triển hợp tác chậm chạp.
Nhật Bản triển khai hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 sẵn sàng đánh chặn tên lửa từ CHDCND Triều Tiên (ảnh tư liệu) |
Quan chức Mỹ cho biết, mặc dù hai bên tồn tại bất đồng trong vấn đề Syria (Qatar trợ giúp cho một số phiến quân, bị Mỹ coi là phần tử khủng bố), nhưng giao dịch hệ thống vũ khí này sẽ nâng cao an ninh của Mỹ và quan hệ ngoại giao với Qatar.
Quan chức Mỹ cho biết, thương mại quân sự đã mở ra con đường để tăng cường quan hệ với Qatar, đồng thời có triển vọng thông qua huấn luyện máy bay và vũ khí kiểu Mỹ để xây dựng quan hệ với quân đội các nước.
Thương mại vũ khí sẽ giúp kinh tế Mỹ phát triển. Theo thống kê của quan chức Mỹ, thương mại vũ khí với Qatar sẽ tạo ra 54.000 việc làm. Các ông trùm quốc phòng Mỹ như hãng Raytheon và Lockheed Martin sẽ sản xuất phần cứng của tên lửa Patriot và tên lửa chống tăng Javelin, Công ty Boeing sản xuất máy bay trực thăng Apache.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet do Mỹ chế tạo |
Theo thông tin chính thức, giao dịch tên lửa Patriot gồm có 247 quả tên lửa PAC-3 và 117 quả tên lửa GEM-T, trị giá trên 7 tỷ USD. Máy bay trực thăng Apache và thiết bị liên quan trị giá trên 3 tỷ USD, tên lửa chống tăng Javelin trị giá trên 100 triệu USD.
Cùng với vai trò ảnh hưởng khu vực tăng lên, Qatar đã gia tăng mức độ mua sắm vũ khí. Qatar có kế hoạch mua một biên đội máy bay chiến đấu hiện đại mới. Hãng BAE đã đưa ra máy bay chiến đấu Typhoon để tranh thầu, Công ty hãng không Dassault hy vọng Qatar mua máy bay chiến đấu Rafale, Công ty Boeing thì đưa ra máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet và F-15.
Qatar hiện sở hữu một biên đội 12 máy bay chiến đấu Mirage cũ do Công ty Dassault sản xuất, nhưng nước này khi nào thay thế sang máy bay chiến đấu mới thì vẫn chưa rõ. Có phân tích dự đoán, Qatar có thể tiến hành phân chia hợp đồng, đồng thời lựa chọn máy bay chiến đấu của Mỹ và châu Âu.
Máy bay trực thăng dòng Apache của Mỹ |
Máy bay chiến đấu F-15 do hãng Boeing Mỹ chế tạo |
Máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu |
Tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ chế tạo |