Quân đội Ấn Độ muốn thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt

25/07/2015 07:26
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Việc thành lập này sẽ giúp lực lượng tác chiến đặc biệt tăng cường vai trò ảnh hưởng trong nội bộ Chính phủ, có lợi cho mua sắm trang bị cần thiết.
Tân binh lực lượng an ninh biên phòng Ấn Độ
Tân binh lực lượng an ninh biên phòng Ấn Độ

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 24 tháng 7 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 21 tháng 7 đăng bài viết "Ấn Độ tìm cách thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt của mình" cho rằng, Quân đội Ấn Độ ngày càng quan tâm đến việc thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt.

Điều này phần lớn là do họ đã chú ý tới thành tựu của Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt ban đầu của Mỹ được thành lập vào thập niên 80 của thế kỷ 20.

Vào cuối thập niên 80 thế kỷ 20, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thực hiện một loạt cải cách, trong đó đã thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt - Quân đội Mỹ. Đây là một bước tiến lớn đối với lực lượng chiến đấu liên quan.

Đến nay, Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ đã là một "bộ tư lệnh chủ yếu", sĩ quan chỉ huy có quyền kiểm soát đối với tất cả các đội đột kích của Bộ Quốc phòng.

Đây là tình hình rất đặc biệt. Trong tình hình thông thường, lực lượng thuộc các quân chủng khác nhau sẽ không triển khai hành động quân sự dưới sự quản lý của bộ chỉ huy tương đồng. Tuy nhiên, các lực lượng đột kích liên quan hoàn toàn không để ý đối với vấn đề này.

Tướng lĩnh một số quân chủng thực sự sẽ lưu tâm đến vấn đề này, bởi vì họ coi cấp dưới của mình là "tài sản" có ích trong quân chủng của họ.

Cảnh sát khu vực Kashmir biểu diễn khả năng đặc biệt
Cảnh sát khu vực Kashmir biểu diễn khả năng đặc biệt

Vào thập niên 80 thế kỷ 20, ở Bộ Quốc phòng đã xuất hiện một xu thế khác - "lấy màu tím làm điểm xuất phát để tiến hành xem xét".

Điều này có nghĩa là giúp cho hợp tác giữa các quân chủng chặt chẽ hơn, đều đã cân nhắc đến cả sức chiến đấu và vấn đề nan giải của nhau. Bởi vì, nếu phối hợp màu sắc đồng phục của các quân chủng với nhau thì sẽ xuất hiện màu tím.

Tất cả mọi người của Bộ Quốc phòng đều được khuyến khích tham gia kế hoạch này. Hoàn toàn không có ai sẵn sàng tham gia, nhưng đội đột kích nhiệt tình ủng hộ đối với chủ trương nói trên.

Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt có khoảng 2/3 thành viên lực lượng đến từ Lục quân. Lục quân có lực lượng đặc nhiệm của họ, lực lượng kỵ binh, lực lượng đặc nhiệm vùng đồng bằng, lực lượng tâm lý chiến, lực lượng dân sự và lực lượng đường không đặc biệt. Có khảng 20% thành viên đến từ không quân. Ngoài ra còn có thành viên hải quân và thủy quân lục chiến.

Lực lượng đặc nhiệm Lục quân Ấn Độ
Lực lượng đặc nhiệm Lục quân Ấn Độ

Ấn Độ đã tiếp thu một số quan điểm về Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt. Năm 2012, Lục quân Ấn Độ nhận được phê chuẩn, có thể trực tiếp mua sắm bất cứ vũ khí trang bị nào cần thiết mà không phải thông qua cơ quan mua sắm - lực lượng đặc nhiệm Mỹ vài chục năm qua luôn làm như vậy.

Nhưng, mặt khác, lực lượng đặc nhiệm của Ấn Độ hoàn toàn không nhận được quá nhiều tài chính dùng để mua sắm.

Sĩ quan của lực lượng tác chiến đặc biệt Ấn Độ cho rằng, thành lập Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt của bản thân Ấn Độ sẽ đem lại vai trò ảnh hưởng chính trị nhiều hơn cho lực lượng tác chiến đặc biệt trong nội bộ Chính phủ, từ đó có thể giúp họ biên chế trang bị cần thiết trước khi xảy ra sự kiện khẩn cấp.

Lực lượng đặc nhiệm Delta Mỹ
Lực lượng đặc nhiệm Delta Mỹ
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)