Ngày 4 tháng 9, 3 tàu chiến Nga, trong đó có tàu trinh sát SSV-201 Priazovye đi qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, đến vùng biển phía đông Địa Trung Hải - bờ biển Syria |
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 7 tháng 9 có bài viết cho rằng, ngày 6 tháng 9, tàu đổ bộ cỡ lớn Nicolai Filchenko của Hạm đội Biển Đen Nga đã rời Ukraine, chạy hướng đông Địa Trung Hải. Đến đây, tàu chiến Hải quân Nga ở đông Địa Trung Hải sẽ tăng lên 5 chiếc, trong khi đó tàu sân bay duy nhất của Nga sắp đi xa, cộng với trong thời gian Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Nga Putin công khai tuyên bố “Nga có tính toán quân sự của mình” ở Syria.
Bên ngoài xôn xao phỏng đoán, nếu Mỹ cố tình phát động tấn công quân sự đối với Syria, Quân đội Nga sẽ đưa ra phản ứng nào?
Ngày 5 tháng 9, phóng viên tờ “Thời báo Hoàn Cầu” thông qua các nguồn tin từ kênh ngoại giao ở Damascus và sĩ quan cấp cao của Hải quân Syria được biết, nếu tình hình mất kiểm soát, Quân đội Nga sẽ đột nhập Syria thiết lập “kênh sơ tán kiều dân” và “khu an toàn”, hộ tống cho công dân Nga “bị vây” ở các khu vực của Syria, quan chức ngoại giao và công dân các nước hữu nghị với Syria rút tới quân cảng Tartus, từ đó lên tàu sơ tán. Kế hoạch của Quân đội Nga thậm chí còn có cung cấp “bảo vệ cuối cùng” cho cấp cao nhất của Syria.
Theo bài báo, ngày 7 tháng 9, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu khẩn cấp rút các quan chức ngoại giao không quan trọng và thân nhân của họ khỏi đại sứ quán tại Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời yêu cầu công dân Mỹ rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon. Trong khi đó, một bộ phận phóng viên phương Tây luôn ở khách sạn của Damascus cũng bất ngờ bắt đầu rời đi, muộn nhất rời khỏi vào thứ Bảy tuần này.
Tàu trinh sát SSV-201 Priazovye Hải quân Nga tại eo biển Bosphorus, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 5 tháng 9 năm 2013 |
Một sĩ quan cao cấp của Hải quân Syria tối ngày 5 tháng 9 tiết lộ, Hải quân Syria có thực lực không mạnh, hiện đang bận rộn với việc sửa chữa cảng Tartus, để tạo thuận lợi cho “nhiều tàu chiến Nga” đồng thời vào quân cảng trong trường hợp khẩn cấp.
Ông nói: “Lực lượng Thủy quân lục chiến 1.500 quân và một lữ đoàn phòng thủ bờ biển của Syria sẽ toàn lực bảo đảm an ninh và sự thuận tiện cho người bạn Hải quân Nga”.
Đồng thời, tàu hộ vệ Smetlivy của Hạm đội Biển Đen Nga cũng sẽ đến Địa Trung Hải vào ngày 12-14 tháng này, gia nhập cụm hải quân ở khu vực xung quanh bờ biển Syria.
Nhiều quan chức Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, tàu tuần dương tên lửa Moscow Hải quân Nga đã lựa chọn đi qua eo biển Gibraltar chạy thẳng tới Địa Trung Hải. Con tàu khổng lồ dài 611 thước Anh này được trang bị tên lửa chống hạm Sandbox và tên lửa hạm đối không Favorit.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Tàu tuần dương Moscow sẽ đóng vai trò tàu chỉ huy của lực lượng Hải quân Nga tại đông Địa Trung Hải.
Hiện nay. Phân đội Hải quân Nga tại đông Địa Trung Hải gồm có 1 tàu khu trục và 1 tàu hộ vệ, đồng thời còn có 1 tàu trinh sát chiến lược hoạt động độc lập của Hạm đội Biển Đen”.
Tàu trinh sát SSV-201 Priazovye Hải quân Nga tại eo biển Bosphorus, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 5 tháng 9 năm 2013 |
Tàu sân bay duy nhất Kuznetsov của Hải quân Nga sẽ tiến hành thăm quân cảng Tartus của Syria vào cuối năm nay (2013). Báo chí chính quyền Nga trước đó cũng dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Trước cuối năm nay, có thể là đầu tháng 12, tàu sân bay Kuznetsov sẽ đi xa, trong thời gian đó sẽ thăm trung tâm bảo đảm hậu cần Hải quân Nga ở Tartus, Syria”.
Nhưng, sĩ quan cấp cao Hải quân Syria cho biết: “Xét tới sự thay đổi nhanh chóng của tình hình, Bộ Quốc phòng Nga đã thương lượng với chúng tôi, sẵn sàng triển khai trước tàu sân bay, yêu cầu hải quân chúng tôi tăng cường bảo vệ công trình neo đậu ở Tartus”.
Ông không tiết lộ thời gian thăm cụ thể của tàu sân bay Nga, nhưng cho biết 1 tháng trước Nga đã yêu cầu hạ tầng neo đậu của Tartus phải làm được đến mức “có thể sử dụng bất cứ lúc nào”, Hải quân Syria sẽ hoàn thành nhiệm vụ này vào trước cuối tháng này.
Để đảm bảo an toàn cho tàu Hải quân Nga, tiểu đoàn tên lửa bờ đối hạm SS-C-1B và SS-C-3, 2 tiểu đoàn pháo phòng thủ bờ biển và pháo cao xạ vốn đóng ở Niyas, Hamit và Tatos đều được điều đến Tartus sẵn sàng chiến đấu.
Đối với việc tập kết của Hải quân Nga, tại phiên điều trần ngày 4 tháng 9, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đánh giá (không chỉ đích danh): “(Họ) không thể đe dọa tàu chiến Mỹ triển khai ở đông Địa Trung Hải”, Hải quân Mỹ cũng đã làm tốt chuẩn bị tối đa cho việc “ứng phó với sự báo thù có thể của Syria và đồng minh”.
Tàu sân bay Kuznetsov Hải quân Nga |
Thượng tá nghỉ hưu của Hải quân Mỹ, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, Chris Hammer cho rằng, tình hình tập kết của Hải quân Nga ở đông Địa Trung Hải “tương tự như đối đầu hải quân Mỹ-Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh”, nhưng Hải quân Nga “không có năng lực, cũng không quan tâm” đến xảy ra xung đột thực chất với Hải quân Mỹ, điều cùng lắm có thể làm của họ là “cung cấp thông tin tình báo cho Quân đội Syria, cho biết Mỹ phóng tên lửa hành trình vào lúc nào, muốn đánh ở hướng nào”. Ngoài ra, sự tập kết của Hải quân Nga cũng là một sự “phô diễn chính trị” cam kết chiến lược với Syria của Nga.
Tuy nhiên, thông qua nguồn tin ngoại giao ở Damascus được biết, hạm đội Nga tuần tra ở đông Địa Trung Hải sẽ có hành động thực chất hơn – tình hình Syria một khi mất kiểm soát, Quân đội Nga sẽ đột nhập Tartus, tiến hành bảo vệ khẩn cấp cho ít nhất 30.000 kiều dân còn ở Syria.
Quan chức ngoại giao cấp cao có quan hệ mật thiết với đại sứ quán Nga tại Syria này nói: “Do quan hệ thân thiết của hai nước trong lịch sử, rất nhiều công dân Nga đã lấy người Syria, lập nghiệp, sinh con đẻ cái tại Syria. Mặc dù từ khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra đến nay, Chính phủ Nga đã liên tục rút khoảng 10.000 kiều dân, nhưng vẫn có rất nhiều kiều dân chưa rời Syria”.
Nga điều thêm 3 tàu chiến đến vùng biển Syria |
Ông cho biết: “Một khi tình hình cấp bách, xét tới lập trường ngoại giao mà Nga kiên trì ở Syria, an toàn của số lượng công dân Nga khổng lồ tại Syria chắc chắn sẽ đối mặt với mối đe dọa rất lớn, cho nên những kiều dân này phải rút đi”.
Đối với vấn đề này, hơn 100 nhân viên kỹ thuật Nga tại quân cảng Tartus đã hoàn thành sửa chữa một chiếc tàu cỡ lớn của Nga trong cảng. Chiếc tàu chở hàng cỡ lớn luôn đậu tại quân cảng Tartus này có thể vận chuyển hàng chục nghìn người trong một chuyến khi có trường hợp khẩn cấp, sau đó rời khỏi Syria dưới sự bảo vệ của tàu chiến Nga.
Vị quan chức ngoại giao cấp cao này cho biết: “Kế hoạch thực tế của Nga không chỉ có vậy. Để đảm bảo an toàn cho kiều dân, quân Nga có thể thiết lập ‘kênh sơ tán’ từ Damascus tới Tartus, lập ‘khu an toàn kiều dân’ tại quân cảng Tartus.
Điều quan trọng nhất là, trong trường hợp khẩn cấp, Nga còn sẵn sàng cung cấp trợ giúp sơ tán cho các quan chức ngoại giao và công dân của các ‘quốc gia hữu nghị’ bị vây hãm”.
Đại sứ Trung Quốc tại Syria Trương Tấn cho biết, hiện nay, còn hơn 10 quốc gia có các quan chức ngoại giao trong đó có đại sứ tiếp tục ở lại Damascus, gồm Trung Quốc, Nga, Indonesia, Philippines, Venezuela, CHDCND Triều Tiên… Trong đó, Philippines, Indonesia cũng có không ít kiều dân tiếp tục ở lại Syria.
Nga sẽ hỗ trợ Syria nếu Mỹ tấn công? |