Ngày 28/4, tại Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng, Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học nước Việt xanh (GreenViet) và nhóm nghiên cứu-giảng dạy Môi trường và Tài nguyên sinh vật (thuộc Đại học Đà Nẵng) đã tổ chức hội thảo“giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà”.
Bí thư thành ủy yêu cầu tập hợp những ý tưởng hay
Mặc dù không đến dự hội thảo nhưng ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư thành ủy Đà Nẵng đã gửi thư đến Ban tổ chức.
Rừng Sơn Trà đang bị "băm nát" bởi các dự án xây dựng. Ảnh: TT |
Trong đó nêu rõ, hiện Đà Nẵng đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hài hòa, bền vững gắn với bảo tồn, giữ gìn cảnh quan môi trường tự nhiên.
Cảm ơn Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị cứu Sơn Trà khỏi bị “băm nát"(GDVN) - Lo lắng trước tình trạng núi Sơn Trà bị xâm hại bởi hàng loạt dự án, hơn 10.361 người đã cùng ký tên kiến nghị xem xét điều chỉnh lại quy hoạch. |
Bí thư Đà Nẵng hoan nghênh và đánh giá cao ý tưởng tổ chức cũng như chủ đề của hội thảo nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả khai thác các giá trị kinh tế, đồng thời bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái, phát triển bền vững Sơn Trà.
Bán đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, lá phổi xanh của thành phố Đà Nẵng và là địa bàn sinh sống của loài Vọc chà vá chân nâu quý hiếm.
Do đó, ông Xuân Anh cũng đề nghị Ban tổ chức tổng hợp những ý tưởng hay, những hiến kế tâm huyết, những tham luận có cơ sở khoa học, thiết thực và khả thi, gửi lãnh đạo thành phố nghiên cứu, tiếp thu. Cùng với các nhà khoa học và nhân dân thành phố có giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà.
Khách sạn, resort “băm nát” Sơn Trà
Tại hội thảo, các chuyên gia đều thống nhất quan điểm về tầm quan trọng của Sơn Trà cũng như những giá trị mà bán đảo này mang lại. Tuy nhiên, thời gian qua, Sơn Trà đã bị xâm hại nghiêm trọng, đe dọa đến môi trường sinh thái quý hiếm nơi đây.
Các chuyên gia bảo tồn động thực vật thế giới lên tiếng bảo vệ Sơn Trà(GDVN) - Trước những động thái xâm hại núi Sơn Trà, nhiều chuyên gia về bảo tồn động vật trên thế giới, lãnh đạo các tập đoàn lớn đã kêu gọi cùng chung tay bảo vệ. |
Tiến sĩ Vũ Ngọc Long - Viện sinh thái học miền Nam cho biết, từ năm 1977, khu vực này đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là khu rừng cấm với diện tích 4.439 hecta. Nhưng đến cuối năm 2016 thì 1/4 diện tích này đã được quy hoạch làm Khu du lịch quốc gia.
Ông Long cho rằng, việc xây dựng các khu du lịch, khách sạn đã làm thay đổi hệ sinh thái của Sơn Trà. Những công trình đào xới, băm nát kiểu này đang tác động quá mức đến “lá phổi xanh” của thành phố.
Đồng quan điểm này, Kiến trúc sư Hoàng Sừ - nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch Đà Nẵng nói, sự bùng nổ du lịch đang đe dọa sự bền vững của hệ sinh thái Sơn Trà.
Nhưng có một nghịch lý là việc “băm nát” Sơn Trà lại do chính các doanh nghiệp được thành phố giao đất, cấp phép đầu tư một cách hợp pháp.
Ông Sừ cũng bày tỏ lo lắng việc biến 40% diện tích ở bán đảo Sơn Trà từ đất rừng chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp, thành các khu resort, khách sạn. Nếu cứ tiếp tục đà này thì tương lai không xa, rừng xanh Sơn Trà sẽ biến thành những khối bê tông.
Ông Sừ cũng kiến nghị việc phục hồi dại diện tích cần thiết cho Khu bảo tồn là hết sức quan trọng và cấp bách. Đồng thời, các cơ quan chức năng Đà Nẵng nên dừng việc cấp phép cho các nhà đầu tư xây dựng khách sạn trên Sơn Trà.
Kết luận hội thảo, các chuyên gia đề xuất, cần rà soát tổng thể hiện trạng hệ sinh thái (trên cạn, dưới nước), các quy hoạch đơn ngành (quy hoạch rừng đặc dụng, phát triển du lịch…), rà soát các văn bản pháp lý liên quan, các báo cáo đánh giá tác động môi trường liên quan đến các dự án Sơn Trà.
Tất cả các quyết định có liên quan, tác động đến Sơn Trà cần được tham vấn rộng rãi và thực hiện đúng quy định.