Máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder) khi mang theo đầy đủ vũ khí ở bên ngoài, trong đó có 2 quả tên lửa chống hạm. |
Tân Hoa xã ngày 27 tháng 6 đưa tin, máy bay chiến đấu hạng nhẹ Kiêu Long do Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc và Không quân Pakistan hợp tác nghiên cứu chế tạo (còn gọi là máy bay JF-17 Thunder) gần đây khoe mình ở Triển lãm hàng không quốc tế Paris, Pháp.
Khi đó, máy bay chiến đấu Kiêu Long đã tiến hành bay biểu diễn và “đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên của nước ngoài”.
Theo dư luận quốc tế, không quân nhiều nước đang cân nhắc "nửa nghiêm túc" việc mua sắm máy bay chiến đấu Kiêu Long, đồng thời đã đưa ra danh sách hơn 10 khách hàng mua sắm tiềm năng: Sri Lanka, Myanmar, Bangladesh, Argentina, Bulgaria, Nigeria, Philippines, Venezuela và Zimbabwe…
Trong đó, Sri Lanka và Myanmar được dư luận quốc tế cho là những "khách hàng bí ẩn" tiềm năng nhất.
Tỷ lệ giữa hiệu suất và giá cao
Tổng giám đốc Lý Ngọc Hải của Công nghiệp hàng không Trung Quốc cho biết, trong thời gian Triển lãm hàng không quốc tế Paris, tổng cộng có 3 chiếc máy bay chiến đấu Kiêu Long đã tham gia triển lãm, lần lượt tiến hành bay biểu diễn và trưng bày tĩnh ở mặt đất.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder) treo đầy đủ vũ khí bên ngoài |
Thông số cụ thể của máy bay chiến đấu Kiêu Long gồm: Tốc độ tối đa 2 Mach, trần bay tác chiến 55.000 thước Anh (khoảng 16.000 m). Đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, hạng nhẹ, 1 chỗ ngồi, 1 động cơ, đa năng, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có năng lực tác chiến không đối đất khá mạnh.
Quan chức cấp cao Quân đội Pakistan cho biết, hiện nay, máy bay chiến đấu Kiêu Long đã bàn giao hàng loạt cho Không quân Pakistan, tính năng “xuất sắc” và năng lực tác chiến được đánh giá “tốt”.
Các chuyên gia phổ biến cho rằng, ưu thế của máy bay Kiêu Long chủ yếu thể hiện ở giá cả - mặc dù giá bán chưa được công khai, nhưng dự kiến nó chắc chắn thấp xa so với máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo có giá bán từ 16 - 18 triệu USD.
Một người phụ trách của Quân đội Pakistan nói: "Đây là một loại sản phẩm có công nghệ tiên tiến, giá bán phù hợp".
"Chúng tôi đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ mới đến Triển lãm hàng không Paris" - Tổng giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu công nghệ hàng không Trung Quốc, ông Dương Ưng nói ở một cuộc họp báo như vậy.
Theo ông, thị trường có triển vọng tiêu thụ lạc quan, dự tính trong 10 - 15 năm tới sẽ có lượng tiêu thụ khoảng 300 chiếc.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder của Không quân Pakistan |
Chuyên gia phân tích cho rằng, cựu tùy viên quân sự Australia tại Islamabad, ông Brian Crowley cũng cho rằng: "Xét tới giá cả hợp lý, không có hạn chế chuyển nhượng công nghệ thông thường cùng với hiệu quả tổng thể của loại hệ thống này, loại máy bay này rất có sức hấp dẫn".
Khách hàng tiềm năng
Về quyết định cuối cùng đối với đơn đặt hàng máy bay Kiêu Long, người phát ngôn Không quân Pakistan, chuẩn tướng Sayyad Mahmoud Ali nói với hãng tin AFP Pháp: "Chúng tôi vừa mới hoàn thành tất cả thủ tục của đơn đặt hàng này", nhưng ông từ chối tiết lộ tên khách hàng, số lượng máy bay chiến đấu mua và ngày tháng bàn giao.
Một chuẩn tướng không quân khác phụ trách công tác tiếp thị máy bay chiến đấu Kiêu Long, ông Khalid Mahmoud tiết lộ ở Triển lãm hàng không Paris: "Hợp đồng được ký kết với một nước châu Á", đồng thời sẽ bắt đầu bàn giao vào năm 2017.
Ông còn nhấn mạnh, còn có 11 quốc gia cho biết quan tâm đến mua sắm loại máy bay chiến đấu đa năng này.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo |
Gần đây có truyền thông suy đoán Sri Lanka là khách hàng nước ngoài đầu tiên của Kiêu Long. Căn cứ là, ngày 8 tháng 6, Tổng tham mưu trưởng Lục quân Pakistan, thượng tướng Raheel Sharif đã thăm Tư lệnh Không quân Sri Lanka, trung tướng không quân Kolitha Gunatilleke.
Trong khi đó, tại văn phòng của Tư lệnh Không quân Sri Lanka đã bất ngờ đặt một mô hình tỉ lệ lớn của một chiếc máy bay chiến đấu Kiêu Long, trên mô hình còn có phù hiệu máy bay của Không quân Sri Lanka. Điều này dẫn đến phỏng đoán Sri Lanka chắc chắn sẽ mua máy bay chiến đấu Kiêu Long.
Nhưng, phóng viên Tân Hoa xã tại Colombo cho biết, ngày 22 tháng 6, người phát ngôn Không quân Sri Lanka Seneviratne đã làm rõ tin đồn mua sắm, cho biết, vẫn chưa đưa ra quyết định đối với việc mua sắm loại máy bay chiến đấu này.
Trong khi đó, thông qua một bài báo của Pakistan trước đó, Sri Lanka đã mua máy bay chiến đấu Kiêu Long, mua sắm số lượng một phi đội. Căn cứ vào tiêu chuẩn của Không quân Anh và Mỹ, số lượng máy bay chiến đấu một phi đội là 18 - 24 chiếc.
Trung Quốc và Pakistan đã phối hợp đưa máy bay chiến đấu Kiêu Long đã tham gia 6 triển lãm hàng không quốc tế lớn, tìm cách tiếp thị xuất khẩu kiếm tiền |
Trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ dẫn chuyên gia, cựu chuẩn tướng Không quân Mỹ Kaiser Tufail cho rằng: "Tôi tin chắc, sau khi ký kết thỏa thuận với một nước 'châu Á' mà hiện nay còn chưa biết, việc tiêu thụ loại máy bay này chắc chắn được tăng cường đáng kể, rất nhiều quốc gia châu Á và châu Phi có thể sẽ quan tâm đối với nó".
Tờ "Tin tức Quốc phòng" cho rằng. khách hàng bí ẩn này là Myanmar. Lý do là, Tư lệnh không quân nước này Khin Aung Myint cuối tháng 5 từng tiến hành chuyến thăm 4 ngày đến Pakistan theo lời mời của Không quân Pakistan.
Trong thời gian chuyến thăm, ông Khin Aung Myint đã gặp gỡ quan chức quốc phòng cao cấp và đã tham quan nhiều căn cứ và cơ sở, có điều, khi đó vẫn chưa tiết lộ nhiều hơn nội dung về chuyến thăm lần này.
Trang mạng “Học giả ngoại giao” Nhật Bản cũng có quan điểm tương đồng, cho rằng, khả năng Myanmar mua là cao nhất. Trước hết, máy bay trong biên chế trước đây hoặc hiện nay do Trung Quốc sản xuất của Myanmar bao gồm 48 máy bay chiến đấu A-5C, 52 máy bay chiến đấu F-7M và 4 máy bay vận tải hạng trung Y-8.
Được biết, Myanmar còn triển khai 4 - 10 máy bay tấn công kiêm huấn luyện Karakoram-8 (K-8) cũng do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Kiêu Long khi treo đầy đủ vũ khí bên ngoài |
Tuy nhiên, chuyên gia vấn đề châu Á-Thái Bình Dương của tờ "Jane's Defense Weekly", James Hardy cho rằng, khi xuất khẩu, Kiêu Long có thể sẽ gặp rất nhiều trở ngại trên các phương diện như chính trị, thương mại và bảo đảm hậu cần. Bởi vì, "bất cứ nước nào muốn bước vào thị trường quốc phòng đều hiểu rõ, cạnh tranh ở đây rất gay gắt".
Trước hết, các nước NATO hoàn toàn sẽ không cấp bách mua sắm loại máy bay chiến đấu này, bởi vì nó rất khó hình thành năng lực tác chiến hiệp đồng với máy bay chiến đấu của Âu-Mỹ.
Chính vì thế, các cuộc đàm phán liên quan tới Bulgaria gần đây đã lâm vào cục diện bế tắc. Ngoài ra, máy bay chiến đấu Kiêu Long cũng chưa trải qua thử thách chiến trường thực sự.
Trung Quốc và Pakistan gần đây đã ra sức tuyên truyền, tiếp thị để có thể xuất khẩu máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder), hy vọng tìm kiếm được lợi nhuận. Nhưng loại máy bay do hai nước này hợp tác phát triển này vẫn chưa có khách hàng nào - PV.
Điều đáng chú ý là, máy bay Kiêu Long vẫn lệ thuộc vào nhập khẩu động cơ của Nga. Trong khi đó, Nga là cường quốc xuất khẩu máy bay chiến đấu, để xuất hiện thêm một đối thủ cạnh tranh là điều Nga không mong muốn - PV.
Động cơ máy bay RD-93 do Nga sản xuất |