11 loại côn trùng cực kỳ nguy hiểm với con người

31/07/2012 15:37
Lê Phương (TH)
(GDVN) - Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn ai cũng đã từng bị côn trùng cắn (đốt). Nếu chủ quan, không tiến hành các biện pháp sơ cứu và điều trị cần thiết, bạn có thể gặp nguy hiểm nếu bị các loại côn trùng dưới đây cắn, đốt.
1. Ấu trùng Bot Ấu trùng Bot được xem là loài côn trung nguy hiểm nhất thế giới, loài ấu trùng này chỉ có chiều dài hơn 1 cm, là sinh vật chuyên sống “ăn bám” trên thân thể động vật và cơ thể người.
1. Ấu trùng Bot
Ấu trùng Bot được xem là loài côn trung nguy hiểm nhất thế giới, loài ấu trùng này chỉ có chiều dài hơn 1 cm, là sinh vật chuyên sống “ăn bám” trên thân thể động vật và cơ thể người.
Đây thực sự là một "con quỷ" khát máu, Bot sẽ ăn thịt bất cứ phần cơ thể nào của sinh vật chủ mà nó đang sống. Đặc biệt khi loài ấu trùng này phát triển trong não, đó thực sự là một thảm hoạ!
Đây thực sự là một "con quỷ" khát máu, Bot sẽ ăn thịt bất cứ phần cơ thể nào của sinh vật chủ mà nó đang sống. Đặc biệt khi loài ấu trùng này phát triển trong não, đó thực sự là một thảm hoạ!
2. Ruồi Xê Rê Mỗi năm sinh vật này là nguyên nhân gây ra cho cái chết của gần 300.000 người dân châu Phi.
2. Ruồi Xê Rê
Mỗi năm sinh vật này là nguyên nhân gây ra cho cái chết của gần 300.000 người dân châu Phi.
Loài côn trùng này đã truyền bệnh trypanosomiases (hay còn được gọi là bệnh ngủ), một căn bệnh rất nguy hiểm cho người và gia súc.
Loài côn trùng này đã truyền bệnh trypanosomiases (hay còn được gọi là bệnh ngủ), một căn bệnh rất nguy hiểm cho người và gia súc.
3. Ong rừng Nhật Bản Loài ong này được biết đến với tên khoa học là Vespa mandarinia japonica. Khi bị loài ong này đốt, đối tượng sẽ bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn pheromone. Những enzyme có trong nọc độc của loài ong này sẽ hòa tan vào các mô và tấn công hệ thống thần kinh.
3. Ong rừng Nhật Bản
Loài ong này được biết đến với tên khoa học là Vespa mandarinia japonica. Khi bị loài ong này đốt, đối tượng sẽ bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn pheromone. Những enzyme có trong nọc độc của loài ong này sẽ hòa tan vào các mô và tấn công hệ thống thần kinh.
Sau khi ong rừng nọc độc đốt, xác suất để sống sót sau 2 giờ chỉ còn 2%.
Sau khi ong rừng nọc độc đốt, xác suất để sống sót sau 2 giờ chỉ còn 2%.
4. Ong mật Africanized Đây là loài côn trùng mang những đặc tính tàn bạo giống loài ong mật châu Âu và một loài ong nguy hiểm đến từ miền Nam châu Phi. Điều đáng nói là nọc độc của loài ong này có thể tiêu diệt một con bò sữa chỉ sau 20 phút. Mỗi tổ ong mật Africanized có tới hàng chục ngàn cá thể và chúng rất hiếu chiến.
4. Ong mật Africanized
Đây là loài côn trùng mang những đặc tính tàn bạo giống loài ong mật châu Âu và một loài ong nguy hiểm đến từ miền Nam châu Phi. Điều đáng nói là nọc độc của loài ong này có thể tiêu diệt một con bò sữa chỉ sau 20 phút. Mỗi tổ ong mật Africanized có tới hàng chục ngàn cá thể và chúng rất hiếu chiến.
Ong mật Africanized sẵn sàng tấn công bất kỳ kẻ xâm nhập nào trót lại gần tổ nó trong bán kính 1/4 km. Việc chống trả lại loài côn trùng này dường như là không thể bởi mỗi đợt tấn công sẽ lôi kéo cả ngàn “binh sĩ” tham chiến.
Ong mật Africanized sẵn sàng tấn công bất kỳ kẻ xâm nhập nào trót lại gần tổ nó trong bán kính 1/4 km. Việc chống trả lại loài côn trùng này dường như là không thể bởi mỗi đợt tấn công sẽ lôi kéo cả ngàn “binh sĩ” tham chiến.
5. Kiến người lính Có tên khoa học là Eciton burchellii và dài chỉ hơn 1 cm., loài côn trùng này có thói quen là cứ 4 tháng lại thay đổi “lãnh địa” một lần. Chúng liên tục di chuyển và “chạy nước rút” trên những con đường rừng có độ dài gấp 1.000.000 lần cơ thể mình.
5. Kiến người lính
Có tên khoa học là Eciton burchellii và dài chỉ hơn 1 cm., loài côn trùng này có thói quen là cứ 4 tháng lại thay đổi “lãnh địa” một lần. Chúng liên tục di chuyển và “chạy nước rút” trên những con đường rừng có độ dài gấp 1.000.000 lần cơ thể mình.
Nhưng khác với các loài kiến thông thường, kiến người lính không bao giờ tránh bất cứ chướng ngại vật nào trên đường đi của chúng. Chúng chỉ biết tiến về phía trước và không bao giờ dừng lại. Nhiều báo cáo cho thấy chúng thậm chí đã giết chết một con ngựa chỉ vì con vật tội nghiệp này “trót” ngủ trên đường mà kiến người lính đang “hành quân”.
Nhưng khác với các loài kiến thông thường, kiến người lính không bao giờ tránh bất cứ chướng ngại vật nào trên đường đi của chúng. Chúng chỉ biết tiến về phía trước và không bao giờ dừng lại. Nhiều báo cáo cho thấy chúng thậm chí đã giết chết một con ngựa chỉ vì con vật tội nghiệp này “trót” ngủ trên đường mà kiến người lính đang “hành quân”.
6. Kiến lửa Vết đốt của kiến lửa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc..., phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt.
6. Kiến lửa
Vết đốt của kiến lửa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc..., phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt.
Khi bị kiến lửa đốt, bạn nên làm dịu vết cắn với xà phòng và nước, rồi dùng một cục đá chườm trong khoảng 10 phút. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Khi bị kiến lửa đốt, bạn nên làm dịu vết cắn với xà phòng và nước, rồi dùng một cục đá chườm trong khoảng 10 phút. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.
7. Sâu róm Sâu róm là ấu trùng của bướm. Chúng không đốt người nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm tiết ra chất làm ngứa rát da khi con người chạm phải.
7. Sâu róm
 
Sâu róm là ấu trùng của bướm. Chúng không đốt người nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm tiết ra chất làm ngứa rát da khi con người chạm phải.
Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn biến nặng có thể tử vong.
Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn biến nặng có thể tử vong.
Khi bị sâu róm bám vào da, bạn nên cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được, sau đó rửa sạch da bằng nước xà phòng và đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau. Tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài.
Khi bị sâu róm bám vào da, bạn nên cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được, sau đó rửa sạch da bằng nước xà phòng và đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau. Tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài.
8. Bọ chét, rận, ve chó Có kích thước rất nhỏ, các loài côn trùng này có thể sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể nhiều loài vật nuôi như chó, mèo. Những vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ.
8. Bọ chét, rận, ve chó
Có kích thước rất nhỏ, các loài côn trùng này có thể sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể nhiều loài vật nuôi như chó, mèo. Những vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ.
Bọ chét chuột còn là vật trung gian truyền bệnh hạch, từng gây nên dịch làm chết hàng chục triệu người ở châu Âu. Khi bị các loài côn trùng này cắn, nên kéo chúng thật từ từ, hoặc dùng lửa hơ, bôi cồn, dầu để chúng tự rơi ra, tránh để hàm răng của chúng dính lại da thịt, có thể gây nhiễm trùng. Sau đó rửa chỗ bị cắn bằng xà phòng, rồi bôi cồn hoặc dầu sát trùng vào chỗ bị cắn.
Bọ chét chuột còn là vật trung gian truyền bệnh hạch, từng gây nên dịch làm chết hàng chục triệu người ở châu Âu. Khi bị các loài côn trùng này cắn, nên kéo chúng thật từ từ, hoặc dùng lửa hơ, bôi cồn, dầu để chúng tự rơi ra, tránh để hàm răng của chúng dính lại da thịt, có thể gây nhiễm trùng. Sau đó rửa chỗ bị cắn bằng xà phòng, rồi bôi cồn hoặc dầu sát trùng vào chỗ bị cắn.
9. Muỗi Tưởng như vô hại, nhưng muỗi đốt cũng là nguyên nhân làm nhiễm trùng da, gây sốt. Trong các loài muỗi, muỗi anophen có thể truyền bệnh sốt rét.
9. Muỗi
 
Tưởng như vô hại, nhưng muỗi đốt cũng là nguyên nhân làm nhiễm trùng da, gây sốt. Trong các loài muỗi, muỗi anophen có thể truyền bệnh sốt rét.
Những kí sinh trùng truyền từ muỗi sống và sinh sôi trong tế bào máu của con người và gây ra những triệu chứng như buồn nôn, cúm, sốt và những cơn lạnh. Trong trường hợp nguy hiểm, căn bệnh này khiến người bệnh hôn mê rồi tử vong. Nên rửa những vết muỗi đốt bằng xà phòng có tính a xít hay nước dấm loãng.
Những kí sinh trùng truyền từ muỗi sống và sinh sôi trong tế bào máu của con người và gây ra những triệu chứng như buồn nôn, cúm, sốt và những cơn lạnh. Trong trường hợp nguy hiểm, căn bệnh này khiến người bệnh hôn mê rồi tử vong. Nên rửa những vết muỗi đốt bằng xà phòng có tính a xít hay nước dấm loãng.
10. Rết Rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sống ở những nơi tối tăm ẩm thấp như gầm giường, gầm tủ, lá khô mục... kể cả trong quần áo. Chúng có thể tiết chất độc khi cắn bằng hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy.
10. Rết
Rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sống ở những nơi tối tăm ẩm thấp như gầm giường, gầm tủ, lá khô mục... kể cả trong quần áo. Chúng có thể tiết chất độc khi cắn bằng hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy.
Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn. Những triệu chứng đi kèm là nôn mửa và sốt. Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.
Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn. Những triệu chứng đi kèm là nôn mửa và sốt. Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.
11. Nhện Các loài nhện ở Việt Nam không độc như nhiều đồng loại của chúng ở châu Phi hay Nam Mỹ. Vết đốt của nhện thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt nhưng không quá nguy hiểm.
11. Nhện
Các loài nhện ở Việt Nam không độc như nhiều đồng loại của chúng ở châu Phi hay Nam Mỹ. Vết đốt của nhện thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt nhưng không quá nguy hiểm.
Khi bị nhện đốt cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bị nhện đốt cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
Lê Phương (TH)