15 thực phẩm chống rét không thể thiếu trong mùa đông

12/12/2011 12:46
H.A (tổng hợp)
(GDVN) - Mùa đông dễ có nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus tấn công như cảm cúm, ho, cảm lạnh. Dưới đây là những thực phẩm giúp cơ thể luôn ấm và phòng bệnh.
1. Cá rô: giàu các chất như protein, vitamin B2, canxi, chất béo, kali, sắt, đồng… Cá rô tính ôn, vị ngọt, có tác dụng kiện tì vị, bổ gan thận, giúp chữa ho tan đờm.
1. Cá rô: giàu các chất như protein, vitamin B2, canxi, chất béo, kali, sắt, đồng… Cá rô tính ôn, vị ngọt, có tác dụng kiện tì vị, bổ gan thận, giúp chữa ho tan đờm.
2. Thịt chó: có hàm lượng taurine cao, nhiều chuỗi axit amin nhưng ít chất béo. Thịt chó tính ôn, có tác dụng bổ khí ôn thận, có công hiệu trợ dương tán hàn; tác dụng rất tốt với các chứng bệnh như đau lưng, chân tay lạnh giá, hay đi tiểu đêm…
2. Thịt chó: có hàm lượng taurine cao, nhiều chuỗi axit amin nhưng ít chất béo. Thịt chó tính ôn, có tác dụng bổ khí ôn thận, có công hiệu trợ dương tán hàn; tác dụng rất tốt với các chứng bệnh như đau lưng, chân tay lạnh giá, hay đi tiểu đêm…
3. Thịt dê: Thịt dê làm ấm cơ thể, bổ thận, tráng dương, kiện lực, chống lại giá rét, có thể cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu hụt dương khí, mất sức khi trời lạnh ở người già và người trung niên. Lưu ý: Thịt dê rất nóng, nên người bị nhiệt nóng trong người không nên ăn, người bị cúm, viêm trực tràng cấp tính, huyết áp cao cũng phải kiêng kị
3. Thịt dê: Thịt dê làm ấm cơ thể, bổ thận, tráng dương, kiện lực, chống lại giá rét, có thể cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu hụt dương khí, mất sức khi trời lạnh ở người già và người trung niên. Lưu ý: Thịt dê rất nóng, nên người bị nhiệt nóng trong người không nên ăn, người bị cúm, viêm trực tràng cấp tính, huyết áp cao cũng phải kiêng kị
4. Lươn: Ăn lươn mùa thu đông có tác dụng điều tiết nhất định với đường máu. Các món ăn với lươn như lươn xào, cháo lươn… đều có công dụng như nhau.
4. Lươn: Ăn lươn mùa thu đông có tác dụng điều tiết nhất định với đường máu. Các món ăn với lươn như lươn xào, cháo lươn… đều có công dụng như nhau.
5. Ngó sen: Ngó sen tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Ngó sen chín có tác dụng kiện tì, khai vị, bổ máu. Do đó Đông y quan niệm, ngày hè nên ăn ngó sen tươi, ngày đông nên ăn ngó sen chín.
5. Ngó sen: Ngó sen tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Ngó sen chín có tác dụng kiện tì, khai vị, bổ máu. Do đó Đông y quan niệm, ngày hè nên ăn ngó sen tươi, ngày đông nên ăn ngó sen chín.
6. Đậu tương: hàm lượng lysine trong đậu tương khá cao. Đậu tương vừa có thể thay thế rau xanh, vừa có thể thay thế lương thực. Mùa đông ăn đậu tương rất có tốt cho sức khoẻ. Theo quan niệm Đông y, đậu tương vị ngọt, có tác dụng hoà vị, điều trung, kiện tì, ích khí.
6. Đậu tương: hàm lượng lysine trong đậu tương khá cao. Đậu tương vừa có thể thay thế rau xanh, vừa có thể thay thế lương thực. Mùa đông ăn đậu tương rất có tốt cho sức khoẻ. Theo quan niệm Đông y, đậu tương vị ngọt, có tác dụng hoà vị, điều trung, kiện tì, ích khí.
7. Sữa tươi: Trong sữa có 9 loại amino axit thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể. Mùa đông là mùa chúng ta cần bổ sung canxi, hàm lượng canxi trong sữa lại rất phong phú, cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ. Theo quan niệm Đông y, sữa tươi vị ngọt, tính bình, có tác dụng bồi bổ cơ thể suy nhược, nhuận tràng, giải khát…
7. Sữa tươi: Trong sữa có 9 loại amino axit thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể. Mùa đông là mùa chúng ta cần bổ sung canxi, hàm lượng canxi trong sữa lại rất phong phú, cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ. Theo quan niệm Đông y, sữa tươi vị ngọt, tính bình, có tác dụng bồi bổ cơ thể suy nhược, nhuận tràng, giải khát…
8. Đậu đen: có hàm lượng protein cao nhất trong các loại đậu, thậm chí nhiều hơn cả thịt lợn. Chất béo có trong đậu đen chủ yếu là chất béo không bão hoà đơn và chất béo không bão hoà đa. Trong đó có 50% là lượng chất béo cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, còn có các chất như soy isoflavones, biotin, lecithin, nên ăn đậu đen có tác dụng giảm cholesterol. Theo quan niệm Đông y, đậu đen tính bình, vị ngọt, có công dụng nhuận tràng bổ huyết.
8. Đậu đen: có hàm lượng protein cao nhất trong các loại đậu, thậm chí nhiều hơn cả thịt lợn. Chất béo có trong đậu đen chủ yếu là chất béo không bão hoà đơn và chất béo không bão hoà đa. Trong đó có 50% là lượng chất béo cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, còn có các chất như soy isoflavones, biotin, lecithin, nên ăn đậu đen có tác dụng giảm cholesterol. Theo quan niệm Đông y, đậu đen tính bình, vị ngọt, có công dụng nhuận tràng bổ huyết.
9. Lạc: tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tì vị, nhuận phổi tiêu đờm, dưỡng khí, thường dùng cho các trường hợp gầy mòn do tì suy, kém ăn lực yếu, ho khan ít đờm, ít sữa sau khi sinh… Chất béo trong lạc có thể khiến cholesterol trong gan phân giải thành BA, thúc đẩy quá trình bài thải của cơ thể, từ đó làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, mang lại tác dụng phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch.
9. Lạc: tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tì vị, nhuận phổi tiêu đờm, dưỡng khí, thường dùng cho các trường hợp gầy mòn do tì suy, kém ăn lực yếu, ho khan ít đờm, ít sữa sau khi sinh… Chất béo trong lạc có thể khiến cholesterol trong gan phân giải thành BA, thúc đẩy quá trình bài thải của cơ thể, từ đó làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, mang lại tác dụng phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch.
10. Hạt dẻ: Hạt dẻ có tác dụng dưỡng tì, kiện vị, bổ thận, cường gân cốt. Không chỉ vậy, hạt dẻ còn được mệnh danh là vua của các loại thực phẩm tốt cho dạ dày.
10. Hạt dẻ: Hạt dẻ có tác dụng dưỡng tì, kiện vị, bổ thận, cường gân cốt. Không chỉ vậy, hạt dẻ còn được mệnh danh là vua của các loại thực phẩm tốt cho dạ dày.
11. Khoai lang: có chứa rất ít hàm lượng calo, không chứa chất béo, giàu chất xơ vì thế rất có lợi cho sức khoẻ. Vào mùa đông, bạn nên tăng cường ăn thêm khoai lang vì nó có chứa hàm lượng lớn beta-carotene, vitamin A.
11. Khoai lang: có chứa rất ít hàm lượng calo, không chứa chất béo, giàu chất xơ vì thế rất có lợi cho sức khoẻ. Vào mùa đông, bạn nên tăng cường ăn thêm khoai lang vì nó có chứa hàm lượng lớn beta-carotene, vitamin A.
12. Nấm hương: chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cùng 50 loại amino axit tự do, và letinan…có tác dụng giảm thiểu lượng cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy quá trình phân giải và đào thải cholesterol, phòng chống hiện tượng tăng mỡ máu.
12. Nấm hương: chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cùng 50 loại amino axit tự do, và letinan…có tác dụng giảm thiểu lượng cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy quá trình phân giải và đào thải cholesterol, phòng chống hiện tượng tăng mỡ máu.
13. Mộc nhĩ đen: chứa nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin B1, B2, β-carotene, đường mannoza, canxi, sắt, lecithin, cephalin…, có tác dụng chống táo bón, hiện tượng máu vón cục, hay các bệnh về não và hệ tim mạch. Mộc nhĩ đen tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ khí, ích trí, sinh huyết; đặc biệt có công hiệu với các chứng bệnh thiếu máu, chân tay tê nhức mỏi.
13. Mộc nhĩ đen: chứa nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin B1, B2, β-carotene, đường mannoza, canxi, sắt, lecithin, cephalin…, có tác dụng chống táo bón, hiện tượng máu vón cục, hay các bệnh về não và hệ tim mạch. Mộc nhĩ đen tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ khí, ích trí, sinh huyết; đặc biệt có công hiệu với các chứng bệnh thiếu máu, chân tay tê nhức mỏi.
14. Tỏi: Vào mùa đông thời tiết lạnh giá, nhiệt độ hạ thấp chính là nguyên nhân khiến cho bạn dễ mắc chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tỏi được ví như là loại “kháng sinh tự nhiên” giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh cho vi rút và vi khuẩn tấn công.
14. Tỏi: Vào mùa đông thời tiết lạnh giá, nhiệt độ hạ thấp chính là nguyên nhân khiến cho bạn dễ mắc chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tỏi được ví như là loại “kháng sinh tự nhiên” giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh cho vi rút và vi khuẩn tấn công.
15. Gừng: Uống trà gừng trong những ngày mùa đông giúp tăng nhiệt độ cho cơ thể và bảo vệ sức khoẻ. Đặc tính của gừng là loại thực phẩm có tính cay nóng, rất thích hợp nếu sử dụng vào mục đích làm ấm cơ thể trong những ngày mùa đông lạnh giá. Thêm vào đó, gừng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng, phòng tránh hiện tượng tắc nghẹt ở cổ họng và mũi do chứng cảm cúm và viêm họng gây nên. Chính bởi những công dụng tuyệt vời của gừng, bạn đừng quên thêm gừng vào chế độ ăn uống thường ngày. Uống trà gừng trong những ngày mùa đông cũng là cách để bạn tăng nhiệt độ cho cơ thể và bảo vệ sức khoẻ
15. Gừng: Uống trà gừng trong những ngày mùa đông giúp tăng nhiệt độ cho cơ thể và bảo vệ sức khoẻ. Đặc tính của gừng là loại thực phẩm có tính cay nóng, rất thích hợp nếu sử dụng vào mục đích làm ấm cơ thể trong những ngày mùa đông lạnh giá. Thêm vào đó, gừng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng, phòng tránh hiện tượng tắc nghẹt ở cổ họng và mũi do chứng cảm cúm và viêm họng gây nên. Chính bởi những công dụng tuyệt vời của gừng, bạn đừng quên thêm gừng vào chế độ ăn uống thường ngày. Uống trà gừng trong những ngày mùa đông cũng là cách để bạn tăng nhiệt độ cho cơ thể và bảo vệ sức khoẻ
H.A (tổng hợp)