Bệnh viêm da bàn tay, bàn chân ở Quảng Ngãi: Lộ diện thủ phạm

26/04/2012 13:40
Theo SKĐS
Với sự nỗ lực cao, các thầy thuốc tại bệnh viện đã cứu sống nhiều người bệnh thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Bệnh viện Phong - Da liễu TW Quy Hòa được Bộ Y tế phân công tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc hội chứng viêm da bàn tay, bàn chân do tiếp xúc ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ngay từ khi xuất hiện những bệnh nhân nặng đầu tiên. Với sự nỗ lực cao, các thầy thuốc tại bệnh viện đã cứu sống nhiều người bệnh thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Từ việc điều trị thành công bệnh nhân mắc hội chứng viêm da bàn tay, bàn chân đã giúp các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế hoàn thiện phác đồ điều trị căn bệnh phức tạp này. Báo SK&ĐS đã phỏng vấn BS. Nguyễn Thanh Tân, Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu TW Quy Hòa.
BS. Nguyễn Thanh Tân.
BS. Nguyễn Thanh Tân.

PV: Thưa ông, ngay từ những ngày đầu xuất hiện những bệnh nhân ở xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi với triệu chứng viêm da bàn, bàn chân không rõ nguyên nhân mà các nhà khoa học khi đó tạm gọi là “bệnh lạ”, với trách nhiệm là bệnh viện tuyến TW phụ trách khu vực miền Trung - Tây Nguyên, thời kỳ đó, ông cùng các đồng nghiệp đã triển khai nắm bắt như thế nào?
BS. Nguyễn Thanh Tân: Khi rộ lên thông tin về căn “bệnh lạ” ở xã Ba Điền, chúng tôi đã phối hợp với Sở Y tế Quảng Ngãi trực tiếp lên tận nơi thực địa, điều trị và khám bệnh tại chỗ cho bà con. Những bệnh nhân nặng chúng tôi chuyển về điều trị tại bệnh viện. Năm 2011, chúng tôi tiếp nhận và điều trị 10 bệnh nhân, tất cả số bệnh nhân này đều khỏe mạnh và được ra viện. Bên cạnh đó, với tình hình thực tiễn tại địa phương, chúng tôi đã có báo cáo gửi Bộ Y tế, sau đó đoàn công tác của Bệnh viện Da liễu TW cũng đã vào. Sở Y tế Quảng Ngãi đã gửi 5 bệnh nhân ra Hà Nội điều trị, kết hợp với nghiên cứu. Được biết, số bệnh nhân ra Hà Nội đều khỏe mạnh và được về nhà sau một thời gian điều trị.
PV: Khi tiếp nhận bệnh nhân mắc viêm da bàn tay, bàn chân do tiếp xúc đến viện, biểu hiện của bệnh như thế nào và hướng điều trị cho bệnh nhân ra sao, thưa ông?
BS. Nguyễn Thanh Tân: Đa số bệnh nhân nhập viện đều có hiện tượng suy nhược cơ thể như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da, rụng tóc. Bệnh nhân bị các tổn thương da (dày sừng da lòng bàn tay, bàn chân tạo thành một bờ rõ nổi cao, thâm tím hoặc nổi sẩn đỏ hai bên má, trán) kèm theo là các hội chứng dạ dày, tắc mật, hủy hoại tế bào gan. Một số người bị nặng còn kèm thêm hội chứng tràn dịch đa màng và viêm cơ tim. Hoặc cũng có bệnh nhân suy thận, suy gan, thủy đậu, zona, theo dõi sốt do Rickettsia và suy kiệt dinh dưỡng. Chúng tôi bám sát hướng điều trị do Bộ Y tế ban hành tháng 1/2012, bên cạnh đó bác sĩ điều trị phải bám sát theo từng diễn biến cụ thể của mỗi bệnh nhân. Ví như bệnh nhân nặng biểu hiện suy gan dẫn đến tình trạng suy đa phủ tạng, tràn dịch đa màng thì phải dùng thuốc albumin, plasma tươi, fotex và truyền morihepamin để hỗ trợ gan… Từ đầu năm 2012 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 83 bệnh nhân, trong đó trẻ em là 17 trẻ. Vì số bệnh nhân nhập viện tăng cao, có thời điểm bệnh viện đã chủ động kê thêm giường, điều động thêm bác sĩ và điều dưỡng trực 24/24 giờ, để theo dõi sát diễn biến của người bệnh để kịp có hướng xử lý. Bởi, chỉ cần sơ sảy là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ngay. Tôi chỉ dẫn chứng, có những bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy gan, suy thận nặng không thể hồi phục, do đó áp lực đối với thầy thuốc của bệnh viện không phải là không có.
Các chuyên gia y tế thăm khám cho bệnh nhân mắc bệnh viêm da bàn tay, bàn chân tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Thanh Long
Các chuyên gia y tế thăm khám cho bệnh nhân mắc bệnh viêm da bàn tay, bàn chân tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Thanh Long
PV: Qua điều ông vừa nói, chúng tôi chia sẻ với bệnh viện những khó khăn mà thầy thuốc và bệnh viện đã trải qua. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, cũng đã có bệnh nhân phải chuyển viện, do bệnh quá nặng hay vì lý do nào khác?BS. Nguyễn Thanh Tân: Trong 83 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện chúng tôi từ đầu năm đến nay có 5 người buộc phải chuyển viện. Như trên đã nói, bệnh nhân nhập viện có người rất nặng, không chỉ mắc viêm da bàn tay, bàn chân mà họ còn mắc nhiều bệnh cùng một lúc, hay khi xuất hiện thêm bệnh mới, buộc chúng tôi phải chuyển sang BVĐK tỉnh Bình Định. Đó là 2 trường hợp sốc nhiễm khuẩn, 1 trường hợp vừa suy hô hấp vừa suy dinh dưỡng, 1 xuất huyết tiêu hóa liên tục, 1 bệnh nhân ở bụng có dấu hiệu cần điều trị ngoại khoa. Hiện nay, bệnh viện đang điều trị cho 19 bệnh nhân, 18 người có tiến triển bệnh rất tốt, chỉ có 1 người từ khi mới nhập viện đã xuất hiện suy thận.
PV: Qua thực tiễn điều trị, ông có khuyến cáo gì đối với y tế cơ sở?
BS. Nguyễn Thanh Tân: Chắc chắn trong phác đồ điều trị mới Bộ Y tế sắp ban hành sẽ đề cập, nhưng tôi nghĩ y tế cơ sở cần phải phát hiện sớm bệnh nhân, phân loại tốt người bệnh theo chuyên khoa để điều trị ngay từ ban đầu. Có như vậy sẽ giảm thiểu số người mắc bệnh nặng để kịp thời chữa trị thời.PV: Xin cảm ơn ông!

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

11 loại thảo dược dễ tìm giúp bạn có hơi thở thơm tho

Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)

Phát hoảng với những thân hình "khủng" nhất thế giới do ăn nhiều

Những loại hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi cắm trong phòng ngủ

Những hình ảnh thương tâm về căn bệnh 'lạ' ở Quảng Ngãi

Chùm ảnh: Những thực phẩm ngăn ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả

Quả bơ và 10 tác dụng cực tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biêt?

Cảnh báo: Nhuộm tóc có thể sẽ gây ung thư

Lạ lùng người phụ nữ khóc ra 'kim cương'

Điểm mặt những món ăn cho quý ông ngại... “yêu”

"Ổ bệnh" thực phẩm thối: "Bốc lòng" như "bốc rạ"

Những bệnh răng miệng thường mắc phải và cách phòng tránh

Theo SKĐS