Kỳ nhân và chiêu vô hiệu nọc rắn "siêu độc"

17/08/2012 08:49
Nguồn: Công Lý
Không ít người tưởng rằng vô phương cứu chữa vì độc rắn đã ngấm sâu vào lục phủ ngũ tạng. Trước tình thế thoi thóp "ngàn cân treo sợi tóc" ấy ông đã lật lại thế cờ bằng cách chữa trị "cực độc" để giành giật tính mạng bệnh nhân.
Không ít người tưởng rằng vô phương cứu chữa vì độc rắn đã ngấm sâu vào lục phủ ngũ tạng. Trước tình thế thoi thóp "ngàn cân treo sợi tóc" ấy ông đã lật lại thế cờ bằng cách chữa trị "cực độc" để giành giật tính mạng bệnh nhân với diêm vương. Ông là Triệu Văn Quán thôn Bản Khuông, xã Thông Huề, (Trùng Khánh, Cao Bằng) người được mệnh danh là "vua" trị rắn độc miền sơn cước.
Bí kíp cha truyền con nối
Ở chốn biên viễn xa xôi, nơi mà những đêm đầu hạ sương xuống vẫn lạnh buốt xương tủy, gió rít rát tai, côn trùng kêu rỉ rả. Giữa bốn bề núi dựng, rừng quây có một gia đình trải qua nhiều thế hệ đến nay vẫn còn lưu giữ bài thuốc trị rắn độc cắn bằng lá cây rừng đặc biệt hiệu nghiệm. Bài thuốc “tiên” ấy đã giúp hàng trăm người thoát khỏi “cửa tử” để trở về với cuộc sống đời thường. Chúng tôi đến gặp “vua” trị rắn vào một ngày nắng nóng đầu mùa hạ. Thấy nhà có khách đồng bằng viếng thăm, ông lão đang nằm trầm ngâm trên chiếc giường bật dậy phe phẩy chiếc quạt nan "trân trọng tự giới thiệu" là Triệu Văn Quán, 74 tuổi. Ông lão cho biết thêm hiện trên người đang ủ nhiều căn bệnh tuổi già nên đau ốm liên miên. Tiếp khách bằng thứ nước rỉ ra từ bụng núi đá vôi đun sôi với vỏ cây rừng thơm thơm, ngầy ngậy ông lão chậm dãi chia sẻ về cái "bí kíp gia truyền" trị bách độc tam xà có một không hai: “Việc trị độc rắn khởi nguồn từ nghề làm mộc của cha tôi. Từ tấm bé tôi đã lẽo đẽo theo cha kéo cưa, cầm đục. Do đặc thù công việc đến nhà nào cũng đục và đẽo, mà thời đấy rắn nhiều vô kể, trong khúc gỗ cũng có vài con rắn chui ra là chuyện rất đỗi bình thường”.
Cha con "kỳ nhân" trị độc rắn
Cha con "kỳ nhân" trị độc rắn
Ông Quán kể: Trong một lần theo cha lên rừng lấy gỗ, bất ngờ một con rắn từ trong hốc cây phóng thẳng vào cổ chân, khiến ông đau buốt, tê liệt dần. Cha ông vội xé toạc chiếc áo đang mặc trên người thít chặt phía trên ống chân nơi bị rắn cắn rồi lập tức chạy đi lấy về một loại lá cây rừng nhai nát đắp vào bắp chân bên kia. Cảm giác tê nhức giảm dần, ông được dìu về nhà trong nỗi kinh hãi tột độ.
Tưởng rằng, số mạng mình đã tận nào ngờ qua hai ngày được cha đắp thuốc ông thấy mình dần khỏe ra, bàn chân cử động và lấy lại được thăng bằng. Sau lần thập tử nhất sinh ấy, ông mới biết cha mình có bài thuốc kháng độc rắn cực kỳ hiệu nghiệm và có thể trị được bách độc tam xà. Hứng thú với bài thuốc kỳ diệu ấy, qua cơn hiểm nghèo ông Quán nằng nặc xin cha truyền lại bí kíp ấy cho mình. Chẳng mấy chốc ông Quán thông thuộc bài thuốc "tiên dược" sử dụng một cách thành thạo, nhuần nhuyễn. Qua hơn 60 năm trị độc cứu người giờ tay chân không còn khỏe mạnh, mắt không còn sángKỹ nghệ đau bên phải, chữa bên trái
Theo lời ông Quán, những năm về trước, nơi đây cứ khoảng dăm bữa nửa tháng lại có người bị rắn độc cắn tìm đến nhà ông nhờ cứu chữa. Người bị nặng thì toàn thân bất động, hàm cứng, nhẹ thì thâm tím chân tay sưng tấy phù nề. Do khu vực này địa hình nhiều núi, khí hậu ẩm thấp, cây cối rậm rạp là điều kiện thuận lợi để loài rắn ẩn nấp, sinh sôi nảy nở. Cách đây khoảng chục năm, rắn nhiều đến mức đi đêm ra đường là đá dính rắn, rắn chui cả vào trong chăn, vắt vẻo trên cành cây hay trườn, bò lổm ngổm dưới nền nhà. Một trong những loài rắn xếp vào loại kịch độc đang sinh sống tại địa bàn huyện Trùng Khánh là hổ mang phì, rắn lục, cạp long… những người bị cắn nếu không được sơ cứu và chữa trị kịp thời khi chất độc chạy vào tim gây tử vong ngay tức khắc. Theo ông Quán người bị rắn độc cắn để giữ được mạng sống việc trước tiên phải ngừng cử động, sau đó tìm một sợi dây bất kỳ thít chặt cách vết thương khoảng 20-25 cm. Việc làm này vừa có tác dụng ngăn ngừa nọc độc lan nhanh vào cơ thể, kéo dài thời gian chất độc phát tác  giúp việc chữa trị được thuận lợi hơn. Thuốc có thể kháng độc rắn là một loại cây rừng được ông lấy trên núi Khau Khả cách nhà chừng 4 km đường rừng. Lá và quả của loại cây này sau sau khi được sơ chế có dạng bột mịn có tác dụng kháng được độc rắn hiệu quả.
Anh Lạnh, truyền nhân đời thứ 3 giới thiệu về cây thuốc có khả năng kháng độc
Anh Lạnh, truyền nhân đời thứ 3 giới thiệu về cây thuốc có khả năng kháng độc
Do đặc tính của cây thuốc này chỉ ra lá, quả vào tháng 2 đến hết tháng 3, mùa đông cây trụi hết lá nên ông đã mang cây về trồng tại vườn nhà tiện cho việc cứu người. Cây thuốc này nhìn bề ngoài không khác gì những cây thường nhưng theo ông nó có thể kháng được bất kỳ một loài độc rắn nào.
Dẫn chúng tôi ra thăm cây thuốc, anh Lạnh, con trai ông Quán hiện là truyền nhân đời thứ 3 người sẽ  kế nghiệp "tiên dược" gia truyền bảo: “Cây thuốc này nhìn bề ngoài chỉ là một cây dại bình thường sống trên đỉnh núi đá.  Nhưng lá của cây lại có tác dụng chống nhiễm trùng, hạt có khả năng bài tiết chất độc. Khi lá và quả được bào chế kết hợp với nhau có khả năng kháng độc cực tốt". Có một điều vô cùng kỳ lạ là cách chữa trị của ông Quán không giống bất cứ cách chữa trị thông thường nào theo kiểu đau đâu chữa đấy. Khi người bị rắn độc cắn vào chân trái thì sẽ được ông đắp thuốc vào đúng vị trí rắn cắn nhưng bên chân phải. Lý giải điều này ông cho hay: "Khi  bị rắn cắn, chất độc sẽ từ từ ngấm vào cơ thể, chạy qua các dây thần kinh khiến người trúng độc bị co giật, bất động. Nếu đắp thuốc vào chỗ bị rắn cắn vô tình sẽ ủ chất độc lại trong người mà không thoát ra được. Loại thuốc này có khả năng kháng độc nên sẽ được đặt vào một vị trí tương tự kế bên để kích thích chất độc thoát ra ngoài". Ông cho biết thêm, nếu người bị rắn cắn ở vùng cổ và mặt thì cũng làm tương tự không có gì khác. Đã có nhiều ca được ông chữa trị ở vùng mặt đều khỏi bệnh hoàn toàn. Điển hình là trường hợp của anh Long Văn Trấn ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên bị rắn cắn ở vùng má trái. Anh Trấn được đưa đến trong tình trạng một bên má sưng húp, không nói và cử động được. Sau khi thăm khám, ông Quán giã thuốc đắp vào bên má phải. Kỳ lạ vết thương bên má trái của anh Trấn dần dần trở lại hiện trạng như cũ, nọc độc tan biến một cách kinh ngạc. Chúng tôi gặp chị Đàm Thị Đàn ở Bản Khuông, xã Thông Huề, khi nói về tài năng của ông Quán chị tấm tắc: "Tôi coi ông ấy như thần tượng, như ông tiên của mình. Nếu không có ông Quán thì ngón tay tôi, thậm chí tính mạng đã không còn đến hôm nay". Trong một lần lên rừng lấy củi cùng chồng, vô tình chị chạm tay vào đuôi của một con rắn độc, bất ngờ con rắn lao vào tấn công. Chị rùng mình giật thật mạnh nó mới chịu nhả ra chạy mất vào lùm cây. Thấy vợ bị rắn độc cắn, chồng chị có ý định dùng con dao quắm cắt cụt ngọt tay. May thay được người làng mách đến gặp “vua" trị độc Triệu Văn Quán chị mới giữ được ngón tay và an toàn tính mạng. Gần đây nhất là vào tháng 9 năm 2011, anh Bế Văn Mạc ở bản Cốc Rầy bị rắn hổ mang cắn. Do không sơ cứu kịp thời nên chất độc đã ngấm sâu vào cơ thể. Nghĩ rằng không qua khỏi nhưng khi đưa đến nhà ông Quán, được ông sơ cứu, đắp thuốc, sức khỏe  anh Mạc dần hồi phục, một tuần sau trở lại bình thường. Được cha để lại bài thuốc trị rắn độc với công thức truyền miệng, nên ông Quán chưa một lần công khai hành nghề bán thuốc mà chỉ lặng lẽ cứu giúp nạn nhân mà không nhận một đồng tiền công nào. Cảm mến trước tấm lòng bao dung của ông, người dân nơi đây rất nể phục và gọi ông bằng cái tên mà ông cho là "nói quá" hay "xa xỉ” là “vua trị độc rắn".

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

11 loại thảo dược dễ tìm giúp bạn có hơi thở thơm tho

Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)

Phát hoảng với những thân hình "khủng" nhất thế giới do ăn nhiều

Những loại hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi cắm trong phòng ngủ

Ăn những thực phẩm này, coi chừng bị "tẩy chay" vì... hôi miệng

Chùm ảnh: Những thực phẩm ngăn ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả

Quả bơ và 10 tác dụng cực tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biêt?

Những lợi ích không ngờ của cá chép đối với sức khỏe

Điểm danh các loại củ quả ăn nhiều dễ nhiễm độc

Điểm mặt những món ăn cho quý ông ngại... “yêu”

"Delete" chứng hôi chân với thảo dược quanh ta

Mộc nhĩ đen: thực phẩm ngon - vị thuốc quý cho cả gia đình

Nguồn: Công Lý