Ngộ độc nấm, phải làm sao?

13/11/2013 10:55
Đoàn Lan
(GDVN) - Gần 90% số người chết do nhiễm độc, trong đó 50% các ca ngộ độc là do ăn thực vật, nấm độc.
Hội nghị chống độc quốc tế Hà Nội ngày 07/11 với sự tham dự của Giám đốc Trung tâm chống độc Phạm Duệ cùng các giáo sư đầu ngành, các lãnh đạo tiền nhiệm, các các bộ từ các bệnh viện Trung ương cả nước và các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia chống độc hàng đầu Hoa Kỳ, Đài Loan đã nêu rõ nguyên nhân và các loại độc thường gặp để người dân phòng tránh và biết cách xử lý khi gặp phải.

Theo PGS-TS Hoàng Công Minh, Trung tâm phòng chống nhiễm độc – Học Viện Quân y, Việt Nam có khoảng 50 – 100 loài nấm độc khác nhau, các loài nấm này được người dân vùng cao thường sử dụng.

Tình hình ngộ độc thực vật độc, nấm độc tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam" từ năm 2003 đến năm 2011 cho thấy, tại các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La đã xảy ra 142 vụ ngộ độc thực vật với 241 người mắc, trong đó có 66 người tử vong.

Nguyên nhân là do tại các tỉnh trên có nhiều rừng, đời sống của đồng bào dân tộc gặp nhiều khó khăn; nhiều người dân, nhất là trẻ em không nhận dạng được loài thực vật độc...

Riêng về ngộ độc do nấm độc, tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn đã xảy ra 90 vụ với 340 người mắc, trong đó có 55 người tử vong. Loài nấm gây ngộ độc nhiều nhất là loài nấm ô tán trắng phiến xanh; tuy nhiên loài nấm này chỉ gây rối loại tiêu hoá, không gây chết người.

Có 2 loài nấm gây chết người tại các tỉnh miền Bắc nước ta là nấm độc tán trắng và nấm độc trắng hình nón.
Có 2 loài nấm gây chết người tại các tỉnh miền Bắc nước ta là nấm độc tán trắng và nấm độc trắng hình nón.

Có hai loài nấm gây chết người tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam là nấm độc tán trắng và nấm độc trắng hình nón... Loài nấm gây độc nhiều nhất là loài nấm ô tán trắng phiến xanh, tuy nhiên nấm này chỉ gây rối loạn tiêu hóa, không gây chết người.

Ngộ độc nấm: Triệu chứng và cách chữa trị


Dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện sau khi ăn nấm 20-30 phút. Nạn nhân thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi hôi tanh; người mệt nhừ, lạnh toát, có khi nổi mẩn đỏ; nếu nặng thì co giật, hôn mê. Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách chữa trị:

Gây nôn
: Lấy ngón tay sạch hoặc lông gà rửa sạch để ngoáy họng cho buồn nôn, nôn cho đến khi ra nước trong mới thôi. Nếu không nôn được thì phải rửa dạ dày.

Hút chất độc trong đường tiêu hóa: Uống 20 g than hoạt tính (trộn với ít đường trắng cho dễ uống), sau đó chiêu một chén nước sôi để nguội. Than hoạt sẽ hấp phụ chất độc, chuyển vào phân để tống ra ngoài. Nếu không có than hoạt thì mua viên Carbogast hoặc Carbophos 400 mg/viên để uống. Nếu nạn nhân mê man bất tỉnh, cần đưa đi cấp cứu ngay.

Giải độc có những cách sau:

Bài 1: Nước ép tỏi, giá đỗ

Tỏi ta đã bóc vỏ 30 g, giá đậu xanh rửa sạch 300 g, 2 thứ giã hoặc xay nát rồi vắt lấy nước cốt uống ngay (nửa số nước vắt). Cho thêm 100 ml nước sôi để nguội và 2-3 g muối ăn vào bã, bóp kỹ rồi vắt kiệt nước, trộn chung với chỗ nước còn lại, 2 giờ sau uống tiếp. Ngày thứ 2 chưa khỏi thì uống tiếp bài 2 hoặc 3,4.

Bài 2: Nước sắc đậu xanh, cam thảo

Đậu xanh (cả vỏ, xay nát) 30 g, cam thảo bắc (để sống, đập giập, cắt nhỏ) 30 g, cho 500 ml nước, sắc nhỏ lửa trong 25 phút, gạn ra uống ngay một nửa số nước thuốc; sau đó tiếp tục sắc lần 2, lần 3 để uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi khỏi (nhẹ thì 3 ngày, nặng thì 10 ngày).

Bài 3: Tỏi ta bóc vỏ, diếp cá, mã đề tươi mỗi thứ 30 g (nếu mã đề khô thì 10 g), đậu xanh cả vỏ, xay nát 50 g. Đổ 500 ml nước, đun sôi nhẹ 20 phút, gạn ra uống ngay một nửa, tiếp tục sắc lần 2 và 3 để uống trong ngày. Uống từ 3 đến 10 ngày tùy mức ngộ độc.

Bài 4: Đậu xanh (cả vỏ, xay nát) 30 g, khương trúc nhự (cật tre đã cạo sạch vỏ xanh, phơi khô, bào mỏng, tẩm nước gừng tươi, sao khô) 12 g, cam thảo bắc (sống, đập giập, cắt nhỏ) 9 g, khương bán hạ 9 g, trần bì, hoắc hương mỗi thứ 6 g. Cách sắc uống như các bài trên, uống liên tục trong 7-10 ngày là khỏi

Đoàn Lan