Nguy hại từ việc cơ thể bị thiếu sắt

15/07/2012 07:35
Theo SKĐS
Sắt từ lâu đã được biết đến là một thành phần có tác dụng vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người.
Sắt từ lâu đã được biết đến là một thành phần có tác dụng vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe khác cho con người.

Từ 200 năm trước, các bác sĩ đã tìm ra vai trò của sắt trong cơ thể con người. Thậm chí, những nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra căn bệnh thiếu máu – căn bệnh vốn rất khó xác định thời bấy giờ - đã được trao giải thưởng vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe con người.

Thiếu sắt là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ và cả người già, trong đó phải kể đến các chứng bệnh liên quan đến sự suy giảm hệ hô hấp và hệ tim mạch. Các vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu sắt gồm có:

Hiện tượng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi

Việc chẩn đoán bệnh ở những thế kỷ trước khi mà khoa học còn chưa phát triển là khá khó khăn. Người ta không tìm ra nguyên nhân cơ bản của hiện tượng và cho đó là căn bệnh không thể chữa trị. Ngày nay, dưới sự phát triển của y học, các bác sĩ dễ dàng xác định được các triệu chứng của hiện tượng thiếu máu. Thậm chí bất cứ ai cũng có thể xác định được nhờ vào những dấu hiệu dễ nhận biết của chứng thiếu máu, đó là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể… và hệ quả của nó có thể là bệnh tim mạch và suy hô hấp.

Thịt đỏ giàu sắt.
Thịt đỏ giàu sắt.

Hiện tượng rụng tóc, bong móng

Hầu hết bệnh nhân bị thiếu máu là do thiếu sắt, có thể khiến cho da bệnh nhân bị nhăn nheo, tóc bị rụng và mỏng, móng tay dễ bị bong. Theo giải thích của các nhà khoa học thì sắt là một chất khoáng chiếm số lượng lớn trong máu. Chức năng quan trọng nhất của sắt là duy trì quá trình tạo ra các hemoglobin (yếu tố tiếp nhận oxy trong máu) và myoglobin (1 dạng của hemoglobin tồn tại trong các cơ).

Khi trong máu thiếu sắt, phần chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bị thiếu dinh dưỡng, chân tóc sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến việc tóc dễ bị rụng. Để cân bằng lượng sắt trong máu, cách tốt nhất là cải thiện chế độ ăn uống. Ăn nhiều đồ ăn có chứa chất sắt và các thành phần giúp tăng cường sự hấp thụ sắt để lấy lại sự cân bằng sắt trong máu.

Giảm trí nhớ và trí thông minh ở con người

Thiếu sắt trong thời gian dài còn là nguyên nhân làm suy giảm khả năng tư duy, giảm trí thông minh ở con người. Điều này đã được khá nhiều nhà khoa học chứng minh.

Phụ nữ mang thai bị thiếu máu hoặc trẻ em được cung cấp dinh dưỡng không đảm bảo là những đối tượng dễ bị tác động nhất. Ngoài ra, ở phụ nữ trong thời kỳ xuất hiện kinh nguyệt, hiện tượng thiếu sắt cũng xảy ra khá phổ biến.

Suy giảm hệ miễn dịch, khả năng sinh sản

Đó là sự thực đang diễn ra khá phổ biến ở các nước nghèo trên thế giới hiện nay. Trẻ em ở những quốc gia kém phát triển thường xuyên bị mắc phải những căn bệnh nguy hiểm và tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu chính là nguyên nhân không nhỏ. Bởi thiếu sắt làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Giải thích cho hiện tượng này, các bác sĩ cho biết: thiếu sắt làm giảm quá trình sản sinh ra các tế bào T – lymphocytes (tế bào bạch cầu có vai trò chống lại sự tấn công của vi khuẩn đối với cơ thể). Khi hàng rào bảo vệ cơ thể (bạch cầu) bị giảm đi, việc hệ miễn dịch bị suy giảm là điều không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, theo nhiều kết quả điều tra của nhiều tổ chức y tế trên thế giới, những người bị mắc chứng thiếu máu cũng có tỷ lệ vô sinh khá cao so với bình thường. Phụ nữ khi mang thai mà bị thiếu máu còn có tỷ lệ bị sảy thai rất cao.

Nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ trong các hoạt động của cơ thể

Thiếu dinh dưỡng, mà đặc biệt là thiếu máu, tất yếu hoạt động của cơ thể sẽ không thể được duy trì bình thường. Mọi quá trình hoạt động của các bộ phận trong cơ thể ít nhiều cũng bị kém đi, thậm chí nếu thiếu sắt lâu dài có thể gây rối loạn các hoạt động chức năng trong cơ thể con người.

Những nguyên nhân gây ra thiếu sắt và thiếu máu

Thiếu sắt chủ yếu là do việc ăn uống thiếu chất gây ra. Bản thân sắt cũng là một thành phần rất khó hấp thụ trong cơ thể. Vitamin A, C, E và axít folic chính là những thành phần cần thiết giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Trong một vài năm trở lại đây, các nhà khoa học cho biết, hiện tượng thiếu sắt còn diễn ra ở cả những người béo phì - những đối tượng vốn ít bị chứng thiếu máu nhất. Theo tiến sĩ Andrew Prentice thuộc Trường đại học London – Anh: nguyên nhân phần nhiều là do chế độ ăn uống kiêng khem thiếu chất khoáng mà bệnh nhân phải áp dụng để giảm cân. Chế độ ăn ít thịt sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu sắt cho con người, bởi sắt có chứa khá nhiều trong thịt.

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

11 loại thảo dược dễ tìm giúp bạn có hơi thở thơm tho

Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)

Phát hoảng với những thân hình "khủng" nhất thế giới do ăn nhiều

Những loại hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi cắm trong phòng ngủ

Ăn những thực phẩm này, coi chừng bị "tẩy chay" vì... hôi miệng

Chùm ảnh: Những thực phẩm ngăn ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả

Quả bơ và 10 tác dụng cực tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biêt?

Những lợi ích không ngờ của cá chép đối với sức khỏe

Điểm danh các loại củ quả ăn nhiều dễ nhiễm độc

Điểm mặt những món ăn cho quý ông ngại... “yêu”

"Delete" chứng hôi chân với thảo dược quanh ta

Mộc nhĩ đen: thực phẩm ngon - vị thuốc quý cho cả gia đình

Theo SKĐS