Thực hư "nông dân chữa ung thư": Người đỡ, kẻ nhập viện

17/04/2012 17:30
Theo Kienthuc
Như đã thông tin về nông dân Đỗ Văn Khang ở thôn Đồng Cầu, xã Tứ Quận, Yên Sơn, Tuyên Quang bỗng dưng có khả năng chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
Như đã thông tin về nông dân Đỗ Văn Khang ở thôn Đồng Cầu, xã Tứ Quận, Yên Sơn, Tuyên Quang bỗng dưng có khả năng chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã tìm đến các bệnh nhân mà ông Khang khẳng định là đã chữa khỏi để tìm hiểu thực hư vấn đề.
Ông Khang khẳng định đã chữa cho nhiều người khỏi ung thư.
Ông Khang khẳng định đã chữa cho nhiều người khỏi ung thư.
"Tôi Khỏi 80%" Người đầu tiên chúng tôi tìm đến là thầy giáo Nguyễn Tiến Sỹ, Trường THCS Đông Lợi, huyện Sơn Dương (thầy Sỹ không ở Trường Thiện Kế như ông Khang nói - PV) bị ung thư thực quản. Thầy Sỹ cho biết, bệnh bắt đầu được phát hiện vào tháng 8/2011 và gia đình phải đưa thầy xuống Bệnh viện K để chữa trị. Thời gian chữa tại Bệnh Viện K của thầy Sỹ kéo dài trong vòng 3 tháng và phải trải qua 47 mũi xạ trị nhưng bệnh không tiến triển. Sau khi Bệnh viện K cho về, gia đình đã đưa thầy Sỹ đến nhà ông Khang ở thôn Đồng Cầu. Ông Khang cam kết sẽ chữa khỏi cho thầy Sỹ trong thời gian ngắn nhất.
Theo "thầy" Khang, thuốc có tác dụng khi phát độc ra ngoài da.
Theo "thầy" Khang, thuốc có tác dụng khi phát độc ra ngoài da.
Sau khi uống thuốc của ông Khang được 3 ngày, thầy Sỹ bắt đầu thổ huyết. Sau đó một thời gian thì cơ thể khoẻ mạnh lại gần như bình thường. Thầy Sỹ cho biết: "Trước đây tôi chỉ còn 41kg mà bây giờ đã lên 54kg rồi. Bệnh tôi chưa khỏi hẳn nhưng cũng đỡ 80% rồi". Người thứ hai là ông Nông Xuân Tới ở thôn Pò Đồn, xã Tân Tri, Bắc Sơn, Lạng Sơn. Ông Tới cho biết, năm 2008 ông bị ung thư bàng quang và phải đi chữa trị ở nhiều bệnh viện nhưng không khỏi. Thậm chí, xuống cả Bệnh viện Việt Đức mà các bác sĩ cũng đành bó tay. Trong khi đang chán nản vì bệnh tật thì ông Tới nghe tin ở Tuyên Quang có "thần y" chữa ung thư. Gia đình lặn lội đưa ông tới để "thầy" Khang bắt bệnh. Ông Tới cho hay: "Tôi chữa bệnh ở đó trong thời gian 6 tháng, hết khoảng 20 triệu đồng.  Thấy bệnh tình của mình có tiến triển nên cũng xin ở lại vừa chữa bệnh vừa cắt thuốc giúp ông Khang. Sau đó, thì tôi về quê và tự cắt thuốc uống. Tôi cũng không biết rõ mình đã khỏi bệnh hay chưa nhưng cảm thấy cơ thể rất khoẻ. Bây giờ tôi có thể tự lên đồi làm nương rẫy, lên núi hái thuốc như lúc chưa bị bệnh". Theo lời ông Tới, ông cũng không dám khẳng định "thầy" Khang có thể chữa khỏi bệnh ung thư hay không. Nhưng giữa bệnh nhân và thầy thuốc phải có sự hợp tác với nhau. Như việc uống thuốc hằng ngày, phải đúng giờ và đủ liều lượng. Nhiều bệnh nhân chán nản hay đổ thuốc đi hoặc không kiêng kỵ những món ăn mà thầy thuốc cấm trong thời gian điều trị. Bệnh nhân thứ ba là bà Lê Thị Liên (60 tuổi) ở tổ 19, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên. Bà Liên bị ung thư tụy từ cuối năm 2009 nhưng Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên lại chẩn đoán là thoái hóa cột sống. Bà Liên đành xuống Hà Nội chữa trị 1 năm ở Bệnh viện K và Bệnh viện Việt Đức nhưng các bác sĩ cho biết, trường hợp của bà không xạ trị được nữa. Họ cũng khuyên bà về để chuẩn bị hậu sự. Được bạn bè mách bảo, con trai bà lên ông Khang lấy thuốc. Bà Liên cho biết: "Thuốc gồm một chai nước màu đen, uống vào rất buồn nôn. Tôi uống liên tục trong 2 năm, nếu ngày nào không uống thì cơ thể lại mệt mỏi. Vừa rồi tôi có đến bệnh viện kiểm tra, họ bảo các khối u đã tan hết và có thể xạ trị tận gốc".
Đại gia cũng đi ô tô lên "thầy" Khang chữa bệnh.
Đại gia cũng đi ô tô lên "thầy" Khang chữa bệnh.


Người nhập viện
Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn Tân, cán bộ Trại giam Công an Phú Sơn, tỉnh Thái Nguyên. Anh Tân bị ung thư xương, nằm tại nhà ông Khang một tháng để chữa trị, về nhà vẫn còn uống thuốc nhưng bệnh tình không khỏi, lại có vẻ trầm trọng thêm. Ngày 12/4, gia đình đã phải đưa anh Tân đến Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên để điều trị. Anh Tân cho hay: "Bệnh tôi không khỏi, họ cứ đồn nhau là "thầy" Khang chữa được nên tôi mới đến  cắt thuốc". Còn trường hợp của bà Trần Thị Ba ở xã Phú Đô, Phú Lương, Thái Nguyên bị ung thư vòm họng, di căn xuống vú, phải dùng đến hóa chất để xạ trị và chữa trị bằng các phương pháp tiến bộ khác. Trong thời gian này, bà Ba cũng dùng thuốc Nam do ông Khang cắt. Hiện tại, bệnh tình của bà Ba đã đỡ rất nhiều. Tuy nhiên, bà Ba băn khoăn không biết bệnh tình tiến triển là do thuốc của ông Khang hay do xạ trị mà khỏi. Bà bảo: "Mai kia tôi lại đi khám tiếp để có kết luận chính thức của bác sĩ".
Theo Kienthuc