Nghị sĩ Indonesia: Thất vọng "thiện chí" của Tập Cận Bình ở Biển Đông

Nghị sĩ Indonesia: Thất vọng "thiện chí" của Tập Cận Bình ở Biển Đông
(GDVN) - "Những gì chúng tôi muốn nghe từ Chủ tịch Tập Cận Bình là liệu Trung Quốc có thiện chí để giải quyết vấn đề Biển Đông hay không. Tuy nhiên ông ấy đã không đả động gì đến việc giải quyết vấn đề, vì vậy tôi cảm thấy thất vọng", nhà lập pháp Tantowi Yahya nói với Reuters trong buổi họp chỉ khoảng 1/3 nghị sĩ ngồi lại tham dự buổi nghe bài phát biểu của Tập Cận Bình.

Obama và Anquino sẽ không né tránh Trung Quốc ở Biển Đông

 Obama và Anquino sẽ không né tránh Trung Quốc ở Biển Đông
(GDVN) - "Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể tránh nói về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, bởi vì đó là một phần của bối cảnh khiến chúng tôi tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất, không chỉ liên quan đến Philippines mà còn Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Nhật Bản", Carandang cho biết.

Nên hiểu bình luận về Biển Đông của Thủ tướng Singapore như thế nào?

Nên hiểu bình luận về Biển Đông của Thủ tướng Singapore như thế nào?
(GDVN) - Những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở vận dụng khác nhau các nguyên tắc luật pháp quốc tế mà nhân loại đã dày công xây dựng “không thể giải quyết, chỉ có thể quản lý” thì hoàn toàn không phải. Nhận định của ông Lý Hiển Long về mặt pháp lý, về chân lý, xét về lợi ích quốc gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chúng ta không thể chấp nhận được.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ký kết COC có lợi cho khu vực và thế giới

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ký kết COC có lợi cho khu vực và thế giới
(GDVN) - "Chỉ cần một sự cố vô tình hoặc hành động đơn phương có thể gây ra xung đột, thậm chí là chiến tranh", Kyodo News dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. "Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và hoàn toàn tôn trọng các thành viên trong cộng đồng quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế."

John Kerry: TQ, ASEAN phải chấm dứt nhanh chóng tranh chấp Biển Đông

John Kerry: TQ, ASEAN phải chấm dứt nhanh chóng tranh chấp Biển Đông
(GDVN) - Ông kêu gọi các thành viên ASEAN nỗ lực nhiều hơn nữa để nhanh chóng đạt được bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc để tranh chấp có thể giải quyết mà không bị ép buộc, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Cựu Tổng thống Philippines: Khó có thể xảy ra chiến tranh ở châu Á

Cựu Tổng thống Philippines: Khó có thể xảy ra chiến tranh ở châu Á
(GDVN) - Fidel V. Ramos, cựu Tổng thống Philippines ngày 22/9 có bài phân tích trên tờ Korea Herald nhận định, trong những tháng gần đây tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông liên tục leo thang với yêu sách "ngông cuồng" của Trung Quốc đã làm suy yếu an ninh khu vực, cản trở đầu tư và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ngầm giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực.

"Nhật-Mỹ-ASEAN phải chung tay chống bành trướng của TQ ở Biển Đông"

"Nhật-Mỹ-ASEAN phải chung tay chống bành trướng của TQ ở Biển Đông"
(GDVN) - Tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản ngày 19/9 có bài nhận định, sự bành trướng củaTrung Quốc trên Biển Đông ngày càng rõ ràng trong khi Bắc Kinh lại liên tiếp trì hoãn trong việc đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để ngăn ngừa xung đột.

"Cam Ranh và Subic cũng khó ngăn nổi Trung Quốc bành trướng Biển Đông"

"Cam Ranh và Subic cũng khó ngăn nổi Trung Quốc bành trướng Biển Đông"
(GDVN) - 2 quân cảng Subic và Cam Ranh đương nhiên đều vô cùng trọng yếu, Hà Lượng Lượng thừa nhận, nhưng ông Lượng cho rằng chỉ dựa vào 2 quân cảng này không thể ngăn chặn sức manh hải quân, không quân Trung Quốc (đang ngày càng bành trướng) ở Biển Đông. Theo ông Lượng, việc quân đội Mỹ tái hiện diện tại Subic hay khả năng Nhật Bản sẽ xuất hiện ở Cam Ranh chỉ càng kích thích quân đội Trung Quốc tăng cường hoạt động (núp dưới danh nghĩa phòng thủ) ở Biển Đông.

Quan hệ Trung Quốc - Philippines rơi tự do và dấu hiệu lạ ở Biển Đông

Quan hệ Trung Quốc - Philippines rơi tự do và dấu hiệu lạ ở Biển Đông
(GDVN) - Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói rằng: "Chỉ vì bạn có kẻ thù, điều đó không có nghĩa kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của tôi" và cho rằng các cuộc tuần tra bất hợp pháp của Trung Quốc trong vùng lãnh thổ tranh chấp không phải "mối đe dọa đáng chú ý". Đây là một động thái bất ngờ bởi các tàu hải quân Trung Quốc đã áp sát bờ biển Malaysia chỉ cách 80 km khi đổ bộ bất hợp pháp lên bãi ngầm Jame phía Nam quần đảo Trường Sa.

Đại tá TQ: Nhật-Việt phân tán sức mạnh Bắc Kinh ở Biển Đông, Hoa Đông

Đại tá TQ: Nhật-Việt phân tán sức mạnh Bắc Kinh ở Biển Đông, Hoa Đông
(GDVN) - Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 17/9 đăng tải những nhận định hết sức chủ quan, phiến diện của Đỗ Văn Long, một viên Đại tá quân đội chuyên bình luận các vấn đề quân sự, tranh chấp biển đảo trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc xung quanh chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera.

Nhật Bản, Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh hàng hải

 Nhật Bản, Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh hàng hải
(GDVN) - Kyodo News ngày 16/9 đưa tin, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đồng ý cùng thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải trong bối cảnh lo ngại các hoạt động ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc.

Hoàn Cầu: Hội thảo quốc tế Biển Đông, Trung Quốc bị tẩy chay chỉ trích

Hoàn Cầu: Hội thảo quốc tế Biển Đông, Trung Quốc bị tẩy chay chỉ trích
(GDVN) - Có đại biểu dự hội thảo "tiết lộ" với Hoàn Cầu rằng rất nhiều học giả nước ngoài khi phát biểu đều chỉ muốn chỉ trích, phê phán Trung Quốc, rất ít học giả nước ngoài nói đỡ cho Bắc Kinh. Thậm chí một học giả Trung Quốc còn nói một cách ngao ngán: "Quyền phát ngôn của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế quá yếu, trong vấn đề Biển Đông lại càng như vậy".

Nếu Nhật Bản phái nhân viên lên Senkaku, Trung Quốc sẽ bắt về xét xử

Nếu Nhật Bản phái nhân viên lên Senkaku, Trung Quốc sẽ bắt về xét xử
(GDVN) - "Nhân viên chính phủ Nhật Bản đổ bộ lên đảo thì chúng ta (Trung Quốc) cũng đổ bộ lên đảo, thậm chí lực lượng chấp pháp Trung Quốc có thể bắt giữ các nhân viên chính phủ Nhật và đem ra xét xử", Doãn Trác nhấn mạnh, "chúng ta hoàn toàn có thể quyết định biện pháp này, quyết không để kém thế."

Tập Cận Bình: "Mỹ chớ làm hại lợi ích cốt lõi Trung Quốc ở Biển Đông"

Tập Cận Bình: "Mỹ chớ làm hại lợi ích cốt lõi Trung Quốc ở Biển Đông"
(GDVN) - Phản ứng khôn khéo của Obama cho thấy Washington không dễ mắc lỡm Bắc Kinh khi một mặt ông hoan nghênh và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, và đặc biệt là Mỹ sẵn sàng đóng góp vào tiến trình này. Không có chuyện Mỹ để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông.

Trung Quốc ra đòn kinh tế gây sức ép với Philippines về Biển Đông

 Trung Quốc ra đòn kinh tế gây sức ép với Philippines về Biển Đông
(GDVN) - Hoạt động thương mại giữa Philippines với Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước trên Biển Đông, các nhà xuất khẩu Philippines đang gặp nhiều khó khăn hơn để sản phẩm của họ có thể vào được thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc thả 30 khối bê tông đổ móng công sự ngoài Scarborough

 Trung Quốc thả 30 khối bê tông đổ móng công sự ngoài Scarborough
(GDVN) - "Đầu tiên là thả các khối bê tông, sau đó đóng cọc và rồi họ sẽ bỏ móng", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết, "nếu không theo dõi chặt chẽ, lần sau khi quay trở lại sẽ thấy có 1 đơn vị (hải quân Trung Quốc) đồn trú" ngoài Scarborough.

Học giả Trung Quốc âm mưu xé lẻ Trường Sa bằng đề xuất bàn tròn 7 bên

Học giả Trung Quốc âm mưu xé lẻ Trường Sa bằng đề xuất bàn tròn 7 bên
(GDVN) - Đề xuất của Tiết Lực thoáng nghe có vẻ như thiện chí nhưng lại ngầm chứa một âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt khi định "xé lẻ quần đảo Trường Sa", không nhắc gì tới Trung Quốc coi như ngầm hiểu rằng Bắc Kinh sẽ đàm phán với từng nhóm ở từng khu vực cụ thể trong quần đảo Trường Sa sau khi đã tách nhóm. Về bản chất, thủ đoạn này không khác gì quan điểm đàm phán tay đôi của Trung Quốc hiện nay mà còn có phần tinh vi và nguy hiểm hơn.

Chuck Hagel: Mỹ không tìm kiếm các căn cứ quân sự tại Philippines

 Chuck Hagel: Mỹ không tìm kiếm các căn cứ quân sự tại Philippines
(GDVN) - Chuck Hagel cho biết ông và Tổng thống Philippines Aquino hôm qua đã thảo luận về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines, động thái được xem như hỗ trợ Philippines trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.