Nhà tôi đang ăn cơm thì ti vi quảng cáo hàng Tết, thế là chuyện Tết được bàn đến trong bữa ăn. Thằng cháu đang học lớp hai bảo: -Thích quá! Tết năm ngoái ông ngoại hứa nếu được học sinh giỏi, ông thưởng cho một đôi giày da. Con được vào đội tuyển học sinh giỏi của trường rồi, mẹ nhắc ông ngoại thưởng đi kẻo Tết đến rồi. Tết nay Tết nhiều người mua sắm, hàng sẽ đắt lên, các bà nội trợ sẽ kêu ca. Cán bộ, nhân viên đang trông chờ lương và tiền thưởng. Bây giờ xã hội đã có cơm ăn, áo mặc, nhưng những chi tiêu cho ngày Tết cổ truyền vẫn phải cân nhắc lo toan. Một câu đối xưa mô tả Tết Nguyên Đán cổ truyền: Thịt mỡ dưa hàng câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh. "Cây nêu" lâu nay ít nhà trồng. "Tràng pháo" tốn kém và không an toàn Nhà nước đã cấm. "Câu đối đỏ" dễ kiếm. Những câu đối đủ các cỡ, in đẹp bán đầy các chợ quê, chợ tỉnh, bán ở hiệu sách các huyện thị, các "Nhà sách" khắp phố phường. Ai nữa thích câu đối viết tay bằng "thư pháp tiếng Việt" - có ngay. Và ai cầu kỳ cần câu đối bằng "chữ nho" cũng sẵn có các thầy "đồ giả" viết hộ. Giá cả câu đối cũng phải chăng, cỡ xấp xỉ một ký gạo quê một bức. Chỉ hiềm một lưu ý sau: Loại "Thư pháp" tiếng Việt, là một loại chữ Quốc ngữ đã bị "viết tháu" không còn "chân phương" nữa. Nhà nào có thờ các cụ học Quốc ngữ ngày xưa nên cân nhắc khi mua kẻo đọc loại chữ ấy các cụ dễ bực mình! Đặc biệt nhà nào có thờ các vị túc nho thì cẩn trọng khi mua các câu đối do các thầy "đồ giả" chế tác. Vì các chữ trong câu đối có thể viết sai, viết sót dễ làm các cụ buồn lòng. Còn thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh là lễ vật để thờ cúng, đồng thời cũng là món ăn truyền thống Việt Nam trong ba ngày Tết. Muối vại, hoặc thẩu dưa hành sao cho trắng, cho dòn, cho thơm. Nấu bánh chưng thế nào cho rền, cho xanh, cho dẻo là cả một quá trình công phu, kỹ càng, thận trọng, qua nhiều công đoạn, mà chỉ cẩu thả, sơ sót ở một điểm nào thôi cũng làm hỏng "sản phẩm", làm mất vui cả cái Tết cổ truyền.
Mâm cỗ ngày tết. Ảnh: Hahoangvn |
Thực phẩm làm cỗ Tết còn có cá, thịt gia cầm, thịt trâu, bò, và măng, miến, mộc nhĩ, nấm ... Nhưng theo truyền thống cỗ Tết không thể thiếu món thịt lợn. Món đặc sản chân quê này là món ăn lành, người già, người trẻ, người ốm đều ăn được. Thịt lợn làm nhân bánh chưng. Thịt lợn tham gia vào các món ngon ngày Tết như "nồi đông", "nồi măng", "nồi miến" làm cho cỗ Tết thêm món sang và thêm ngon.
Tết xưa - không chỉ có nốt vui... Người dân Việt với đa số làm nông nghiệp, đã có hàng ngàn năm: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". Với thửa ruộng gia đình ấy đâu là nếp cái hoa vàng để làm bánh chưng, bánh dầy thờ trời tròn đất vuông theo quan niệm đất trời thuở ấy. Đâu là chiêm chanh, đâu là nàng thơm, dự hương để có bát cơm thơm dẻo thờ cha mẹ ông bà tổ tiên. Cánh đồng quê mỗi năm đôi vụ chiêm mùa người dân cày đã lo cho cái Tết. Cái Tết được lo toan trong cả năm khi người ta thả vào chuồng con lợn bột. Nó là giống lợn quê "bồ cu chân dện" mặt gãy, bụng sề, tai nhỏ, mõm ngắn. Bài vè chọn giống lợn đã tồn tại từ ngàn xưa cùng nền nông nghiệp tự tiêu tự cấp cổ truyền trong khắp làng quê Đại Việt:
Những loài mồm ếch tai sim/ Ba lông một cụm thì tìm mà mua. Lợn ấy chống bệnh tốt, hay ăn, lớn không nhanh nhưng thịt chắc. Chuồng trại đơn sơ, chăm sóc đơn giản mà lợn vẫn đều đều "Tràng tràng - trưởng trưởng" (dài dài - lớn lớn). Người ta vỗ béo cho lợn bằng cám gạo cho đến khi béo tròn mắt húp híp, đít lồng bàn là đạt tiêu chuẩn xuất chuồng hay mổ thịt. Có được miếng "thịt mỡ" phải công phu chăn nuôi và chờ đợi suốt một năm trời. Chưa có sách nào miêu tả Lang Liêu đã gói bánh chưng thế nào, nhưng ông bà ta ở "nhà quê" Tết nào gói bánh chưng cũng công phu lắm. Tết Nguyên Đán cổ truyền đâu chỉ vui bằng ăn, bằng uống, bằng chơi mà vui từ khâu chuẩn bị. Có bao nhiêu công đoạn cho một nồi bánh chưng quê: Chọn giang - chẻ lạt - buộc lạt; chọn lá dong, cọ rửa lá dong, đãi đỗ, đãi nếp, kiếm củi, bổ củi, chẻ củi... Có khi là suốt ngày, có khi là thâu đêm. Suốt quá trình bấy nhiêu thời gian, cả nhà là cả ngày vui, nói cười, chuyện trò, những giai thoại của làng quê xoay quanh nồi bánh. Và đừng quên chiếc bánh chưng con dành cho bé. Bé nào thức cùng ông bà cha mẹ canh nồi bánh chưng đã coi là một kỳ tích rồi ... Những năm mất mùa, hay những nhà nghèo không đủ nếp, đậu thì người ta gói thêm "bánh chưng sắn, bánh chưng khoai" cho đủ màu sắc dư vị tết quê. Vậy ra trong Tết Nguyên Đán không chỉ có vui mà cũng có nốt buồn. Càng ngẫm ra lời thầy bói đoán không phải lúc nào cũng đúng: Số cô không giàu thì nghèo/ Ba mươi Tết có thịt treo trong nhà!Tết ước vọng Tết Nguyên Đán cổ truyền Việt Nam ta diễn ra vào thời khắc mùa đông đã qua, mùa xuân trở lại. Người ta thêm một tuổi đời, hi vọng thêm những niềm vui phía trước và niềm vui được hưởng hạnh phúc cõi trần gian. Người ta biết ơn tổ tiên, ông bà đã sinh thành ra cha mẹ mình và cha mẹ sinh ra mình, ban cho mình cuộc sống. Vậy là ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền không chỉ ăn chơi, vui, mà còn là ngày tưởng nhớ đến người đã khuất. Nhớ ơn trời đất đã ban cho mình được sống thêm một tuổi mà còn cầu mong trời đất, tổ tiên, ông bà ban cho mình một năm mới bình an, mạnh khỏe, gia đình làm ăn thuận hòa, chăn nuôi trồng trọt phát đạt. Mỗi cái tết có một ý nghĩa riêng đã thành truyền thống và ngày vui, ngày lễ hội của cả nước không thể bỏ. Vấn đề là tổ chức thế nào cho văn minh, bố trí nghỉ Tết thế nào cho hợp lý. Như năm nay nghỉ Tết Nguyên Đán quá dài. Những nghi lễ trong gia đình như làm mâm cơm cúng tất niên (30 Tết), lời thỉnh cầu khấn cúng dài ngắn, to nhỏ khác nhau nhưng lời lẽ không ngoài sự biết ơn và ước vọng. Sáng mồng Một con cháu chúc Tết, mừng tuổi cha mẹ, ông bà và ông bà cha mẹ có đồng quà lì xì phát vốn cho con cháu. Không khí đầm ấm an vui trong gia đình mỗi năm chỉ diễn ra duy nhất một lần như vậy. Ý nghĩa tâm linh có tác dụng giáo dục gia đình rất sâu sắc mà trong cả một năm không có ngày nào làm được ngoài ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền. Tết Nguyên Đán là tết ăn mừng. Mừng năm cũ chiêm mùa bội thu, thời tiết thuận hòa, nhà nhà sức khỏe dồi dào, tăng tài tăng lộc. Tết Nguyên Đán là tết ước vọng, cầu mong cho năm sau mọi "thắng lợi" to hơn năm trước. Đó không chỉ là ước vọng ngàn đời nay của dân Việt Nam ta mà cũng là ước vọng chung của muôn người trên trái đất. Cha ông ta dạy: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Câu nói thật đa nghĩa, chỉ xin nói về một nghĩa hẹp: Đói cho sạch, nghĩa là đói thì phải ăn, nhưng phải ăn cho sạch sẽ, ăn thứ sạch sẽ. Trong điều kiện hội nhập và kinh tế thị trường này thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng và kể cả hoa quả cho Tết cổ tuyền có thể mua sắm ở các quầy dịch vụ, sẽ đỡ tốn công chuẩn bị, dân ta được đón rết đầm ấm, sum vầy, vui vẻ và nhàn nhã hơn nhiều. Nhưng than ôi! Thịt ướp fooc môn. Bánh kẹo rau củ hoa quả có chứa chất bảo quản gây ung thư. Lòng lợn thối, thịt lợn nhiễm bệnh theo ô tô, tàu hỏa với khối lượng hàng tấn từ tỉnh này chở tới tỉnh kia, từ nước này tuồn qua nước khác rồi đổ về các đầu nậu ở các đô thị, các thành phố... Rồi tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội và an ninh trật tự đây đó thường hay xảy ra trong dịp tháng "củ mật" và những ngày xuân, phần nào làm cho Tết cổ truyền kém vui. Như vậy bên cạnh cái "vui như tết" cũng kèm theo những sắm sửa, chuẩn bị, tốn kém, vất vả. Vậy thì một năm Việt Nam mình có bao nhiêu cái tết? Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, Tết Độc Lập, Tết Dương Lịch ... Mỗi cái tết có một ý nghĩa riêng đã thành truyền thống và ngày vui, ngày lễ hội của cả nước không thể bỏ. Vấn đề là tổ chức thế nào cho văn minh, bố trí nghỉ Tết thế nào cho hợp lý. Như năm nay nghỉ Tết Nguyên Đán quá dài. Ăn Tết vui, nghỉ Tết vừa phải, để xã hội không quá lãng phí, cũng là một ước vọng Xuân này...
Tết xưa - không chỉ có nốt vui... Người dân Việt với đa số làm nông nghiệp, đã có hàng ngàn năm: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". Với thửa ruộng gia đình ấy đâu là nếp cái hoa vàng để làm bánh chưng, bánh dầy thờ trời tròn đất vuông theo quan niệm đất trời thuở ấy. Đâu là chiêm chanh, đâu là nàng thơm, dự hương để có bát cơm thơm dẻo thờ cha mẹ ông bà tổ tiên. Cánh đồng quê mỗi năm đôi vụ chiêm mùa người dân cày đã lo cho cái Tết. Cái Tết được lo toan trong cả năm khi người ta thả vào chuồng con lợn bột. Nó là giống lợn quê "bồ cu chân dện" mặt gãy, bụng sề, tai nhỏ, mõm ngắn. Bài vè chọn giống lợn đã tồn tại từ ngàn xưa cùng nền nông nghiệp tự tiêu tự cấp cổ truyền trong khắp làng quê Đại Việt:
Những loài mồm ếch tai sim/ Ba lông một cụm thì tìm mà mua. Lợn ấy chống bệnh tốt, hay ăn, lớn không nhanh nhưng thịt chắc. Chuồng trại đơn sơ, chăm sóc đơn giản mà lợn vẫn đều đều "Tràng tràng - trưởng trưởng" (dài dài - lớn lớn). Người ta vỗ béo cho lợn bằng cám gạo cho đến khi béo tròn mắt húp híp, đít lồng bàn là đạt tiêu chuẩn xuất chuồng hay mổ thịt. Có được miếng "thịt mỡ" phải công phu chăn nuôi và chờ đợi suốt một năm trời. Chưa có sách nào miêu tả Lang Liêu đã gói bánh chưng thế nào, nhưng ông bà ta ở "nhà quê" Tết nào gói bánh chưng cũng công phu lắm. Tết Nguyên Đán cổ truyền đâu chỉ vui bằng ăn, bằng uống, bằng chơi mà vui từ khâu chuẩn bị. Có bao nhiêu công đoạn cho một nồi bánh chưng quê: Chọn giang - chẻ lạt - buộc lạt; chọn lá dong, cọ rửa lá dong, đãi đỗ, đãi nếp, kiếm củi, bổ củi, chẻ củi... Có khi là suốt ngày, có khi là thâu đêm. Suốt quá trình bấy nhiêu thời gian, cả nhà là cả ngày vui, nói cười, chuyện trò, những giai thoại của làng quê xoay quanh nồi bánh. Và đừng quên chiếc bánh chưng con dành cho bé. Bé nào thức cùng ông bà cha mẹ canh nồi bánh chưng đã coi là một kỳ tích rồi ... Những năm mất mùa, hay những nhà nghèo không đủ nếp, đậu thì người ta gói thêm "bánh chưng sắn, bánh chưng khoai" cho đủ màu sắc dư vị tết quê. Vậy ra trong Tết Nguyên Đán không chỉ có vui mà cũng có nốt buồn. Càng ngẫm ra lời thầy bói đoán không phải lúc nào cũng đúng: Số cô không giàu thì nghèo/ Ba mươi Tết có thịt treo trong nhà!Tết ước vọng Tết Nguyên Đán cổ truyền Việt Nam ta diễn ra vào thời khắc mùa đông đã qua, mùa xuân trở lại. Người ta thêm một tuổi đời, hi vọng thêm những niềm vui phía trước và niềm vui được hưởng hạnh phúc cõi trần gian. Người ta biết ơn tổ tiên, ông bà đã sinh thành ra cha mẹ mình và cha mẹ sinh ra mình, ban cho mình cuộc sống. Vậy là ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền không chỉ ăn chơi, vui, mà còn là ngày tưởng nhớ đến người đã khuất. Nhớ ơn trời đất đã ban cho mình được sống thêm một tuổi mà còn cầu mong trời đất, tổ tiên, ông bà ban cho mình một năm mới bình an, mạnh khỏe, gia đình làm ăn thuận hòa, chăn nuôi trồng trọt phát đạt. Mỗi cái tết có một ý nghĩa riêng đã thành truyền thống và ngày vui, ngày lễ hội của cả nước không thể bỏ. Vấn đề là tổ chức thế nào cho văn minh, bố trí nghỉ Tết thế nào cho hợp lý. Như năm nay nghỉ Tết Nguyên Đán quá dài. Những nghi lễ trong gia đình như làm mâm cơm cúng tất niên (30 Tết), lời thỉnh cầu khấn cúng dài ngắn, to nhỏ khác nhau nhưng lời lẽ không ngoài sự biết ơn và ước vọng. Sáng mồng Một con cháu chúc Tết, mừng tuổi cha mẹ, ông bà và ông bà cha mẹ có đồng quà lì xì phát vốn cho con cháu. Không khí đầm ấm an vui trong gia đình mỗi năm chỉ diễn ra duy nhất một lần như vậy. Ý nghĩa tâm linh có tác dụng giáo dục gia đình rất sâu sắc mà trong cả một năm không có ngày nào làm được ngoài ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền. Tết Nguyên Đán là tết ăn mừng. Mừng năm cũ chiêm mùa bội thu, thời tiết thuận hòa, nhà nhà sức khỏe dồi dào, tăng tài tăng lộc. Tết Nguyên Đán là tết ước vọng, cầu mong cho năm sau mọi "thắng lợi" to hơn năm trước. Đó không chỉ là ước vọng ngàn đời nay của dân Việt Nam ta mà cũng là ước vọng chung của muôn người trên trái đất. Cha ông ta dạy: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Câu nói thật đa nghĩa, chỉ xin nói về một nghĩa hẹp: Đói cho sạch, nghĩa là đói thì phải ăn, nhưng phải ăn cho sạch sẽ, ăn thứ sạch sẽ. Trong điều kiện hội nhập và kinh tế thị trường này thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng và kể cả hoa quả cho Tết cổ tuyền có thể mua sắm ở các quầy dịch vụ, sẽ đỡ tốn công chuẩn bị, dân ta được đón rết đầm ấm, sum vầy, vui vẻ và nhàn nhã hơn nhiều. Nhưng than ôi! Thịt ướp fooc môn. Bánh kẹo rau củ hoa quả có chứa chất bảo quản gây ung thư. Lòng lợn thối, thịt lợn nhiễm bệnh theo ô tô, tàu hỏa với khối lượng hàng tấn từ tỉnh này chở tới tỉnh kia, từ nước này tuồn qua nước khác rồi đổ về các đầu nậu ở các đô thị, các thành phố... Rồi tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội và an ninh trật tự đây đó thường hay xảy ra trong dịp tháng "củ mật" và những ngày xuân, phần nào làm cho Tết cổ truyền kém vui. Như vậy bên cạnh cái "vui như tết" cũng kèm theo những sắm sửa, chuẩn bị, tốn kém, vất vả. Vậy thì một năm Việt Nam mình có bao nhiêu cái tết? Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, Tết Độc Lập, Tết Dương Lịch ... Mỗi cái tết có một ý nghĩa riêng đã thành truyền thống và ngày vui, ngày lễ hội của cả nước không thể bỏ. Vấn đề là tổ chức thế nào cho văn minh, bố trí nghỉ Tết thế nào cho hợp lý. Như năm nay nghỉ Tết Nguyên Đán quá dài. Ăn Tết vui, nghỉ Tết vừa phải, để xã hội không quá lãng phí, cũng là một ước vọng Xuân này...
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Lê Thuần Thảo/Tuần Việt Nam